Trong vụ hỏa hoạn này, Bệnh viện Bạch Mai đã cứu chữa thành công 31 nạn nhân, trong đó người cao tuổi nhất là 81 tuổi, nhỏ nhất là 8 tháng tuổi. Bốn bệnh nhân nguy kịch, trong đó có 2 trường hợp nặng nhất là bác sĩ Vũ Thị Nhung (40 tuổi - nhân viên của Bệnh viện Bạch Mai) và Thiếu tá Nguyễn Văn Chương (38 tuổi, công tác tại Lữ đoàn 21, Bộ Tư lệnh Biên phòng).
- Hà Nội hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy chung cư mini gần 9,3 tỷ đồng
- Nóng: TP.HCM ra chỉ đạo khẩn, tổng rà soát, kiểm tra tất cả nhà trọ, nhà ngăn phòng cho thuê, nhà ở tập thể, chung cư mini, chung cư cũ trên địa bàn
Theo thông tin từ VietNamNet, ngày 18/12, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tổ chức buổi tái khám cho các bệnh nhân từng gặp nạn trong vụ cháy chung cư mini tại ngõ 29 Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội) vào tháng 9/2023.
Trong vụ hỏa hoạn này, Bệnh viện Bạch Mai đã cứu chữa thành công 31 nạn nhân, trong đó người cao tuổi nhất là 81 tuổi, nhỏ nhất là 8 tháng tuổi. Bốn bệnh nhân nguy kịch, trong đó có 2 trường hợp nặng nhất là bác sĩ Vũ Thị Nhung (40 tuổi - nhân viên của Bệnh viện Bạch Mai) và Thiếu tá Nguyễn Văn Chương (38 tuổi, công tác tại Lữ đoàn 21, Bộ Tư lệnh Biên phòng).
Phó giáo sư Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai - cho biết, các bệnh nhân đều ổn định, dấu hiệu phục hồi tốt. Từng bệnh nhân được kiểm tra, thăm khám chu đáo, hướng dẫn cách tập luyện để nâng cao sức khỏe. Bệnh viện luôn theo dõi sát sao tình trạng của họ và sẵn sàng hỗ trợ kịp thời.
Bệnh nhân nặng nhất là Thiếu tá Nguyễn Văn Chương hồi phục tốt về vận động, thể lực, đang trong quá trình khôi phục trí nhớ, chưa thấy các biến chứng muộn về thần kinh.
Khi vào viện cấp cứu, Thiếu tá Chương đã hôn mê với tổn thương và suy đa cơ quan (tim, phổi, gan, thận, não, cơ), ngộ độc khói và khí độc rất nặng, bỏng đường hô hấp, phải thở máy nội khí quản.
Theo thông tin từ VTC News, Thiếu tá Nguyễn Văn Chương, 38 tuổi, công tác tại Lữ đoàn 21, Bộ Tư lệnh Biên phòng. Vụ cháy cướp đi người vợ và 2 con kháu khỉnh của anh.
Theo PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, ngay từ thời điểm tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ xác định đây là trường hợp rất nặng, có thể tử vong. Chỉ số sinh tồn của người bệnh chỉ được 4-5 điểm, trong khi 8-9 điểm mới có thể cấp cứu.
Anh Chương bị tổn thương não do ngạt khói, ngộ độc khí CO và thiếu oxy, thường xuyên xuất hiện những cơn gồng cứng, rối loạn ý thức, cần phối hợp nhiều thuốc kiểm soát co giật, gồng cứng cơ và thuốc an thần.
Trong 55 ngày anh nằm viện, các chuyên gia đầu ngành hội chẩn tổng cộng 27 cuộc nhằm đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho người bệnh. Cuối cùng, phép màu cũng đến, anh tỉnh dần, gọi làm theo lệnh, các cơn gồng cứng giảm nhiều, tình trạng viêm phổi cải thiện và cai máy thở.
Sau gần hai tháng cấp cứu, điều trị tích cực tại Bệnh viện Bạch Mai, anh được bố mẹ đón về Sóc Sơn, Hà Nội để tiện chăm sóc. Thời điểm mới từ bệnh viện về nhà, anh Chương lúc nhớ, lúc quên, sinh hoạt cá nhân luôn cần người hỗ trợ. Mắt anh bị mờ, thị lực chỉ còn 2/10, gần như không nhìn thấy gì.