Gần một tuần sau khi gây án thì hung thủ trong vụ án thảm sát kinh thiên động đại ở Bình Phước đã sa lưới, nhưng đằng sau đó còn nhiều “hung thủ” âm thầm khác mà ít ai để ý tới...
Còn nhớ, cách đây 4 năm, Lê Văn Luyện đã cướp tiệm vàng, giết 3 người, trong đó, có một em bé 18 tháng tuổi, chặt đứt bàn tay cháu nhỏ 8 tuổi. Vụ án đã gây hoang mang lo sợ một thời gian cho người dân. Thì nay, thêm một lần nữa, dư luận bàng hoàng vì hành vi giết người rất tàn độc xảy ra trong xã hội. Vụ thảm sát cả nhà 6 mạng người ở Bình Phước. Điều đáng buồn, hung thủ từng được xem là người tử tế và hiền lành, một tên từng thân cận với gia đình nạn nhân chủ mưu sát hại.
Hai nghi phạm trong vụ án rúng động ở Bình Phước
Các vụ án xảy ra vào các thời điểm khác nhau, song, có nhiều điểm giống nhau thủ phạm trong các vụ án đều ra tay tàn độc, đoạt mạng sống người khác một các nhẹ nhàng. Đáng nói hơn, thủ phạm ở đây chẳng phải là băng nhóm xã hội đen mà là những con người bình thường, những con người vẫn được xem là đạo đức, có ăn học và hiền lành.
Có người phân tích tâm lý rằng, khi anh ta đã đi vào đường cùng, giết một người cũng tử hình, 6 người cũng tử hình; giết bình thường cũng tử hình, cắt cổ cũng tử hình và anh ta đã chọn cách độc ác nhất. Ở đây, người ta cũng thấy hiện tượng tương tự trong án tử hình, khi phạm nhân biết chắc phạm tôi như vậy sẽ bị tử hình thì đôi khi người ấy trở nên liều lĩnh hơn. Buôn ma túy nửa ký cũng bị tử hình thì thôi làm luôn chục ký, đằng nào cũng một mức án cả.
Khi con người bình thường đã gây án một cách ghê sợ thì phải chăng đang có gì đó bất ổn trong nhân tính con người một cách vô hình mà chúng ta khó có thể kiểm soát. Nó chứng tỏ việc giáo dục nhân cách của chúng ta, mặc dù đã có sự vào cuộc của nhiều chủ thể: gia đình, nhà trường, xã hội…nhưng kết quả chưa tới đâu. Hằng ngày báo chí cứ nhan nhãn từ cái sơ khai của thói hư tật xấu như ăn tục, chửi bậy đến học sinh thì đánh bạn không thương tiếc, con giết cha mẹ, rồi đến cả thảm sát cả nhà. Đây như là lời cảnh báo cho sự xuống cấp đạo đức xã hội ngày một nghiêm trọng.
Nhiều tài khoản facebook giả mạo để câu like
Những bất ổn về đạo đức, về tính người liên quan từ vụ án vẫn chưa dừng lại ở đó. Trên các tài khoản facebook mạo danh hung thủ đã xuất hiện từ sáng sớm để câu like khiến cộng đồng mạng phẫn nộ. Từ khi báo chí đưa tin về vụ thảm sát, trên facebook bắt đầu xuất hiện nhiều tài khoản ảo, sử dụng nickname, ảnh đại diện ảnh bìa lại của facebook gốc của hung thủ. Bên cạnh đó còn đăng tải rất nhiều hình ảnh đời tư để chứng minh, làm màu cho người ta nghĩ đây chính là facebook thật của nghi phạm. Đúng là vô lí, hết sức tưởng tưởng, nếu là ăn theo những người nổi tiếng thì đã đáng chê trách lắm rồi, đằng này ăn theo sự đau khổ, cái chết đau đớn thì không còn gì để nói. Đáng buồn hơn, có những tài khoản đã thu hút hàng chục ngàn lượt like và theo dõi.
Và kết quả của sự ăn theo lan truyền, bới móc đó là gì, cha và mẹ của nạn nhân đã tìm đến con đường giải thoát đó là tự tử, nhưng rất may là được phát hiện và cứu chữa kịp thời. Lạnh nhạt và vô tình, xem sự bị thương, đau xót của người khác là cơ hội, câu like, câu view, bình luận một cách vô tội vạ. Qua đó cho thấy điều gì, chúng ta cũng chẳng khác gì những hung thủ giết người nhưng ở cấp cao hơn, “đạo đức” hơn. Vô tình chúng ta bị xếp vào khung những người thích “ăn miếng trả miếng”. Nếu như hung thủ ra tay thảm sát vì muốn “trả miếng” thì những anh hùng bàn phím cũng “trả miếng” lại những người thân hung thủ cho bằng được bằng nhiều cách nhẹ nhàng và “đạo đức” hơn?
Nhãn hàng thời trang cũng ăn theo
Quay lại vụ thảm sát ở Bình Phước có cái để chúng ta cùng suy ngẫm, trước khi sát hại cả 6 người, sát thủ đã tâm sự với người yêu, nhưng mặc cho người yêu van xin, anh ta vẫn hành động. Nhiều người bình luận trên các trang mạng xã hội cho thấy án tử hình xem ra không cân xứng với tội phạm ác độc như thế. Vậy thì án nào mới cân xứng? Tử hình cộng với chặt chém trên các trang mạng cộng đồng?
Gốc rể vấn đề là ở chổ ăn miếng trả miếng, bị đối xử không tốt là giết người trả thù và kẻ phạm tội bị trừng phạt xứng đáng. Nhưng việc này chưa chắc làm cho xã hội bớt đi những việc kinh thiên động địa. Vấn đề chính yếu ở đây vẫn là nếu chúng ta không giải quyết căng thẳng trong cuộc sống bằng ăn miếng trả miếng, sống bằng con mắt yêu thương, có một trái tim biết rung động trước đau khổ thì xã hội có lẽ sẽ yên ổn hơn.