Dầu hào khi đun nóng có gây ung thư không? Câu hỏi khiến nhiều người lo lắng và được các chuyên gia giải đáp.
- Độc lạ loài cá Việt Nam: Dài tới 2m, bụng chứa một thứ giá gần chục triệu đồng 1 kg
- Loại quả được mệnh danh như 'kim cương đỏ', giá vài trăm ngàn 1kg vẫn cháy hàng: Mỗi ngày ăn vài hạt không khác thuốc trường sinh
Theo Người Đưa Tin, nhiều nghiên cứu cho rằng dầu hào không tốt cho sức khỏe. Theo quan điểm này, khi đun nóng, dầu hào càng dễ gây hại cho cơ thể, gây ung thư. Nguyên nhân chính khiến một số người cho rằng dầu hào gây ung thư là do chất điều vị monodium glutamate trong dầu hào, đây là nguồn tạo nên hương vị quan trọng của loại thực phẩm này. Các nghiên cứu khác lại tin rằng việc đun nóng natri glutamate (chất có trong dầu hào) ở nhiệt độ cao có thể tạo ra natri pyroglutamate, gây ung thư.
Trên thực tế, nghiên cứu này chỉ đúng một nửa. Bột ngọt là chất phụ gia được phê duyệt cho nhiều loại gia vị, trong đó có dầu hào. Khi nấu ở nhiệt độ trên 120°C, natri pyroglutamate thực sự có thể được tạo ra từ bột ngọt. Tuy nhiên, tác hại của natri pyroglutamate đã bị phóng đại nghiêm trọng, natri pyroglutamate không dễ gây ung thư, sự xuất hiện của nó sẽ chỉ làm giảm đáng kể tác dụng tăng độ tươi của dầu hào. Vì vậy, điều bạn cần lo lắng là việc bảo quản dầu hào có đúng cách hay không, bảo quản sai cách có thể gây nguy cơ ung thư.
Theo Giám đốc Khoa Dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện Ung thư Tứ Xuyên, dầu hào sau khi mở nắp rất dễ bị oxy hóa và phân hủy ở nhiệt độ phòng, trở thành môi trường nuôi cấy cho các vi sinh vật trong môi trường. Khi đó, dầu hào cũng có thể sản sinh ra nhiều loại độc tố, đặc biệt độc tố cấp độ 1 là chất aflatoxin gây ung thư. Khi được bảo quản tốt, kể cả bạn có đun nóng dầu hào cũng không thể gây ung thư được.
Các loại gia vị cần tránh
Theo Tiền Phong, nếu bạn hấp thụ quá nhiều những loại gia vị này vào trong cơ thể, nó có thể khiến gan của bạn suy yếu và có nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm.
- Nước tương
Nhiều món ăn cần có xì dầu /nước tương để tăng thêm độ tươi ngon nhưng không nên ăn quá nhiều xì dầu.
Nước tương có thành phần chủ yếu là đậu nành lên men, trong quá trình lên men đậu nành chứa nhiều axit amin hơn, có thể xảy ra nitrit, nitrit và thuộc loại chất gây ung thư.
Nếu tăng một lượng lớn vào cơ thể, nó có thể gây tổn thương nội tạng, gây bệnh, ung thư, thậm chí là ung thư gan , ngoài ra nước tương là một loại thực phẩm có hàm lượng muối quá cao. Việc tích tụ quá nhiều muối trong cơ thể có thể gây ức chế quá trình phân chia tế bào gan , tăng độ cứng của gan, gây xơ gan, ảnh hưởng đến sức khỏe .
- Dầu ăn để lâu
Dầu ăn không hết hạn sử dụng trong ấn tượng của nhiều người, chính vì vậy, một số người sẽ mua nhiều dầu ăn và cất sẵn trong bếp.
Tuy nhiên, nếu để quá lâu, dầu ăn sẽ bị biến chất. Nếu vẫn chọn ăn lúc này dễ sinh bệnh, sau khi dầu ăn biến chất có thể xuất hiện aflatoxin, aflatoxin mạnh hơn arsen hàng chục lần, đồng thời cũng là một loại chất gây ung thư.
Các thí nghiệm liên quan đã chỉ ra rằng ít hơn 1 mg aflatoxin trong cơ thể có thể gây ung thư các cơ quan, thậm chí có thể gây ung thư gan.
- Muối gia vị
Nhiều người cho gia vị vào để làm tăng hương vị của thực phẩm khi nấu và luộc. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều gia vị sẽ khiến cho chất safrole trong cơ thể tăng dần, lâu dần có thể gây tổn thương gan, gây bệnh, thậm chí là ung thư gan.
Vì vậy, khi ăn gia vị cần chú ý lượng có kiểm soát, không nên tiêu thụ quá nhiều, tránh gây hại cho sức khỏe của cơ thể và gan, gây bệnh gan. Theo khuyến cáo, người lớn không dùng quá 10 – 15g muối/ngày, trẻ nhỏ không dùng quá 3 – 5g muối/ngày.
- Đường trắng
Một số nhà nghiên cứu người Anh đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu đường có liên quan đến lượng chất béo không tốt trong cả máu và gan ở nam giới.
Việc sử dụng quá nhiều đường trắng sẽ khiến cơ thể có nguy cơ mắc bệnh béo phì, gan nhiễm mỡ. Sau khi đi vào cơ thể, đường trắng sẽ chuyển hóa thành glucose. Sau đó, gan chuyển hóa một phần glucose thành calorie, phần còn lại thành chất béo. Đây là nguyên nhân khiến những người ăn nhiều đường trắng dễ mắc béo phì, gan nhiễm mỡ.
Lưu ý khi ăn dầu hào
Cũng theo Báo Sức khỏe và Đời sống, sử dụng dầu hào thường xuyên nhưng nhiều người không hề hay biết mình thường sử dụng dầu hào sai cách khiến món ăn không được ngon, mất vị, thậm chí hương vị bị ảnh hưởng nặng nề.
- Cho quá nhiều dầu hào
Khi nấu ăn, cho dù chúng ta đang nấu món ăn gì, việc sử dụng lượng gia vị bao nhiêu cần phải được kiểm soát tốt tránh làm ảnh hưởng đến hương vị mó. ăn. Cố gắng sử dụng ở mức vừa phải để giữ vị nguyên bản của món ăn. Nếu nêm quá đậm món ăn sẽ rất khó lòng mà ngon được.
Tương tự như vậy, nếu bạn cho quá nhiều dầu hào vào món xào nào đó nó sẽ gây cảm giác se và khô miệng, món ăn lại vừa ngấy và có vị hơi chát đắng.
- Thêm dầu hào quá sớm
Thời điểm nêm gia vị trong quá trình nấu ăn vô cùng quan trọng, dầu hào cũng vậy. Dầu hào khác với muối, một số món ăn có thể cho muối và dầu ăn vào trước, nhưng dầu hào thì khác. Nếu bạn cho dầu hào vào quá sớm thì món xào không thể ngấm dầu mà nó còn không thể lên được màu đẹp, trông lem nhem.
Nói chung, khi xào rau hoặc món ăn nào đó cần cho dầu hào, bạn hãy đợi món ăn gần chín rồi hãy cho nhé. Món ăn sẽ giữ được mày đẹp và hương vị nguyên bản.
- Dùng chung dầu hào với các gia vị ngọt
Các loại gia vị có hàm lượng đường cao được sử dụng nhiều nhất trong cuộc sống hàng ngày là đường trắng, đường phèn, mật ong và các loại gia vị khác. Những loại gia vị có hàm lượng đường ngọt cao này có thể dùng làm các món kho, hầm.
Tuy nhiên dầu hào lại không thích hợp để đi chung với các gia vị để nấu những món này. Điều này có nghĩa là không dùng dầu hào cho các món kho, hầm. Nếu nêm dầu hào vào, món ăn sẽ có vị lạ, nặng mùi, khiến món ăn không thể ngon được.
Ngoài ra, dầu hào không nên cho vào các món có sử dụng gia vị tạo chua như giấm trắng, giấm thơm balsamic... vì bản thân vị chua của chúng đã tương đối nặng, nếu cho dầu hào vào thì chỉ có thể làm loãng và làm món ăn có mùi khê. Khi ăn món ăn vào sẽ có vị rất lạ và gây cảm giác khó chịu cho người thưởng thức.