Đây là 1 trong 3 điểm mới về Căn cước công dân gắn chip nằm trong Dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi vừa được Bộ công an lấy ý kiến.
- Trộm đột nhập vào biệt thự Hồ Ngọc Hà 'cuỗm' sạch đi những gì?
- Gia đình Hải Như liên tục phối hợp với cảnh sát nhận dạng video hình ảnh trước lúc con gái mất tích: Hơn 3 tháng vẫn khôn nguôi hi vọng tìm kiếm con
Trong Dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi vừa được Bộ Công an lấy ý kiến, Bộ công an có thêm một số đề xuất mới về Căn cước công dân gắn chip.
Thứ nhất, cấp thẻ Căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi
Rất đáng chú ý, dự thảo của Bộ còn đề cập đến việc cấp thẻ Căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi.
Dự thảo cũng nêu rõ, đối với trẻ em mới sinh việc thực hiện cấp thẻ Căn cước công dân được thực hiện đồng thời trong thủ tục liên thông khi đăng ký khai sinh.
Nếu quy định này được thực thi, sẽ có khoảng 20 triệu trẻ em dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước công dân gắn chip, thay vì chỉ cấp cho những người từ đủ 14 tuổi như hiện nay.
Việc cấp thẻ Căn cước công dân cho công dân dưới 14 tuổi được cho là phù hợp với quy định pháp luật về xuất nhập cảnh và các quy định pháp luật khác có liên quan; đồng thời, phù hợp với pháp luật của nhiều nước trên thế giới quy định về việc cấp thẻ Căn cước cho cả công dân dưới 14 tuổi như: Argentina, Bỉ, Đức, Bồ Đào Nha, Thái Lan…
Thứ hai, người không có quốc tịch Việt Nam vẫn được cấp Căn cước công dân gắn chip
Đây là đề xuất rất mới. Người không quốc tịch Việt Nam nhưng đã sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam cũng được đề xuất cấp Căn cước công dân gắn chip (đây là những người gốc Việt Nam được sinh ra tại Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam được sinh ra tại nước ngoài nhưng đã trở về Việt Nam sinh sống liên tục từ 05 năm trở lên).
Dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi có nhiều điểm mới.
Thứ ba, thêm nhiều loại giấy tờ được tích hợp vào thẻ Căn cước công dân
Bộ chủ trương, tích hợp qua chíp điện tử và mã QR code của Căn cước công dân thêm nhiều loại quy định để giúp giảm giấy tờ cho công dân, tạo thuận lợi cho công dân trong thực hiện giao dịch dân sự, thực hiện chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính.
Cụ thể là: Thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, đăng ký phương tiện, giấy phép lái xe, thẻ cán bộ, công chức, viên chức, thẻ học sinh, sinh viên, thẻ hành nghề, văn bằng, chứng chỉ hoặc giấy tờ khác cũng được lưu trữ thông tin ngay trong chip điện tử của thẻ.
Thứ tư, bổ sung trên Căn cước một số nhóm thông tin sinh trắc học
Dự thảo nêu, trên Căn cước sẽ có thêm một số nhóm thông tin sinh trắc học, bao gồm mống mắt, ADN, giọng nói.
Như vậy, rất có thể trong thời gian tới, ngoài các thông tin đã được khẩn trương tích hợp như hiện nay như: giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm xã hội… thì Căn cước công gắn chip sẽ có thêm thông tin về ADN và giọng nói. Trước thông tin này, nhiều người cho rằng nếu như thông tin ADN được tích hợp trên căn cước có thể sẽ phục vụ hiệu quả cho công tác phòng, chống tội phạm của cơ quan điều tra.