Thứ đắt giá nhất trên đời là niềm tin. Nó có thể mất hằng năm để có được, nhưng nó cũng sẽ bị đánh mất chỉ trong vài giây.
- Thời tiết Tết Nguyên đán ở miền Bắc năm nay được dự báo sẽ có mưa phùn, trời rét
- Cộng đồng mạng "truy tìm" người hùng dũng cảm nhảy sông cứu nữ tài xế giữa trời giá rét rồi vội rời đi
Sự tin tưởng là nền tảng của bất kỳ mối quan hệ nào. Nếu không có niềm tin, mối quan hệ sẽ không thể phát triển.
Đó là bởi vì chúng ta cần chắc chắn rằng đối phương sẽ không phản bội và rời bỏ chúng ta, khiến chúng ta thất vọng hoặc làm tổn thương chúng ta. Niềm tin là thứ mang lại cho chúng ta sự chắc chắn này.
Giữa hai con người cần có một chút niềm tin vào nhau trước khi có thể bắt đầu xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp.
Khi có niềm tin, mối quan hệ sẽ được xây dựng với sự cởi mở, trung thực và chính thực. Càng tin tưởng vào mối quan hệ, bạn càng cởi mở với đối phương và ngược lại.
Như câu nói nổi tiếng: "Thứ đắt giá nhất trên đời là niềm tin. Nó có thể mất hằng năm để có được, nhưng nó cũng sẽ bị đánh mất chỉ trong vài giây", chúng ta không nên coi niềm tin là điều hiển nhiên mà phải tích cực xây dựng nó mỗi ngày nếu muốn duy trì mối quan hệ của mình.
Và cũng đừng để ai lợi dụng niềm tin của bạn vì lợi ích của họ.
Dưới đây là 3 kiểu người mà bạn không nên tin tưởng một cách mù quáng.
1. Người lúc này lúc khác, thay đổi thất thường
"Cô gái mà tôi quen trên mạng có tính khí thay đổi thất thường. Hôm nay tâm trạng phấn chấn, hôm sau cô ấy đã lại trầm uất.
Có lúc, cô ấy chán nản vì áp lực gia đình. Chúng tôi bắt đầu bí mật trò chuyện với nhau và chia sẻ mọi bí mật, và tôi đã có mối liên hệ tình cảm với cô ấy. Sau khi nói chuyện được 15 ngày, cô ấy đã rời bỏ tôi, tôi nghĩ cô ấy đã tìm được ai đó tốt hơn..."
Bài học rút ra là nên giữ lòng mình mở cửa nhưng không nên tin tưởng quá sớm, nhất là với những người có tâm trạng thất thường.
Người này có thể rời bỏ bạn ngay khi họ chán hoặc khi gặp cơ hội mới. Đồng thời, họ thường nhớ những kỷ niệm vui vẻ mà quên đi những sai lầm của họ.
2. Người đối xử quá tốt với bạn
Đối diện với những người quá tử tế, chúng ta cần phân biệt giữa quan tâm chân thành và sự tử tế giả tạo.
Một số người có thể tỏ ra tốt quá mức chỉ để đạt được mục đích cá nhân, kiểm soát, hoặc thậm chí để lợi dụng bạn.
Không nên vội vàng tin tưởng những người quá tử tế ngay từ đầu, vì đó có thể là chiến thuật để kiểm soát bạn hoặc lấy lợi ích từ bạn.
Những người này có thể giả vờ thân thiện để gần gũi bạn, nhưng thực sự đang tìm cách kiểm soát quyết định của bạn.
3. Những người thiếu sự đồng cảm và tự nhận thức
Đồng cảm và tự nhận thức là những yếu tố quan trọng trong mối quan hệ. Người thiếu sự đồng cảm thường khó hiểu được cảm xúc của người khác và không quan tâm đến nó.
Ngược lại, người thiếu tự nhận thức không nhận ra cảm xúc của bản thân, đồng thời nhận thức về cảm xúc, nhu cầu, động cơ, phản ứng của người khác.
Chúng ta không nên tin tưởng những người thiếu sự đồng cảm và tự nhận thức, vì họ thường là người giỏi nói dối, thao túng và khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân.
Họ thường là những kẻ ái kỷ, thái nhân cách hoặc chống đối xã hội. Họ thậm chí có thể không nhận ra mình mắc phải tình trạng này hoặc nó ảnh hưởng như thế nào đến các quyết định trong cuộc sống của họ.
Bạn có thể nhận ra những người này bằng cách chú ý những điều họ nói hay hành vi của họ trong những tình huống nhất định.
Một dấu hiệu của người thiếu sự đồng cảm là họ thích chế nhạo người khác theo cách ác ý hoặc hung hăng, cảm thấy dễ chịu khi người khác bị tổn hại hoặc bị sỉ nhục, không quan tâm đến cảm xúc hoặc sự an toàn của người khác khi có bất đồng giữa hai bên. Họ không bao giờ xin lỗi về bất cứ điều gì cho dù họ có làm sai điều gì và/hoặc không nhận thức được khuyết điểm của mình.
Một số người mắc chứng bệnh này ích kỷ đến mức họ không thể thấy hành động của mình có gì sai. Ngược lại, họ có thể khiến bạn cảm thấy mình có lỗi và mọi vấn đề đều do bạn.
Vì vậy, đừng tin tưởng người khác một cách mù quáng.
(Theo Medium)