Những người 'đại kỵ' với nha đam, tuyệt đối không nên ăn kẻo hôn mê, lú lẫn…

Dinh dưỡng 12/06/2023 16:20

Nha đam được sử dụng phổ biến hàng ngày, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng dùng được.

Vệc sử dụng nha đam được chứng minh là rất hữu ích với sức khỏe tổng thể. Theo Đông y, lô hội vị đắng, tính hàn. Vào kinh can, tỳ, vị, đại trường. Nha đam có tác dụng thông đại tiện, thanh nhiệt, mát gan, sát trùng, thường dùng làm thuốc xổ trị táo bón, chữa viêm loét dạ dày, làm lành vết thương, trị bệnh ngoài da, sỏi tiết niệu, đái tháo đường... Tiêu thụ một lượng vừa phải nha đam mỗi ngày có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như đẹp da, tiêu hóa dễ dàng và cải thiện sức khỏe răng miệng.

Ngoài ra, thêm nha đam vào chế độ ăn uống của người đái tháo đường và tiêu thụ đều đặn cùng với việc dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc có thể giúp bạn sống chung với bệnh đái tháo đường một cách khoẻ mạnh. Nha đam có thể hữu ích cho những người mắc bệnh đái tháo đường. Đó là bởi vì uống nước ép nha đam thường xuyên có thể giúp cải thiện mức đường huyết.

Những người 'đại kỵ' với nha đam, tuyệt đối không nên ăn kẻo hôn mê, lú lẫn… - Ảnh 1
Vệc sử dụng nha đam được chứng minh là rất hữu ích với sức khỏe tổng thể - Ảnh minh họa: Internet

2. Người kỵ với nước nha đam

2.1. Bệnh nhân tiểu đường

Một vài nghiên cứu cho thấy, gel nha đam có tác dụng giảm mức đường huyết. Nếu bạn bị đái tháo đường thì không nên sử dụng lô hội vì nó sẽ làm rối loạn nhịp tim, rối loạn chỉ số đường huyết làm cho quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn hoặc có thể gây ra một vài biến chứng như hôn mê, lú lẫn…

Người bệnh tim mạch hoặc đang sử dụng các loại thuốc Các loại thuốc chữa suy tim, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng đông, thuốc chống rối loạn nhịp tim không nên dùng các sản phẩm từ cây nha đam vì nó sẽ làm giảm ion kali trong cơ thể, gây tiêu chảy, giảm hiệu quả của thuốc và gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn.

Những người 'đại kỵ' với nha đam, tuyệt đối không nên ăn kẻo hôn mê, lú lẫn… - Ảnh 2
Một vài nghiên cứu cho thấy, gel nha đam có tác dụng giảm mức đường huyết - Ảnh minh họa: Internet

2.2. Người mắc bệnh trĩ

Khi dùng nha đam nhất là có lẫn nhựa cây sẽ gây kích thích đại tràng. Chất aloin có trong nhựa cây sẽ làm cho niêm mạc ruột co bóp mạnh hơn, làm bệnh phát triển nặng hơn.

2.3. Người bị bệnh lý thận

Người bị bệnh lý thận không nên dùng nha đam vì trong nhựa cây khi tích lũy sẽ gây suy thận.

2.4. Bệnh nhân sau phẫu thuật

Bệnh nhân nên dùng nha đam do tác dụng làm giảm đường huyết nên nha đam sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát mức đường huyết trong và sau phẫu thuật. Nên ngưng dùng nha đam ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật.

Những người 'đại kỵ' với nha đam, tuyệt đối không nên ăn kẻo hôn mê, lú lẫn… - Ảnh 3
Ngưng dùng nha đam ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật - Ảnh minh họa: Internet

3. Lưu ý khi sử dụng nha đam

Tuy nhiên, nha đam cần sử dụng đúng mới tốt. Nha đam có 2 tác dụng chính: Sử dụng liều nhỏ kích thích tiêu hóa và nhuận tràng, chống viêm ruột, táo bón. Uống nha đam liều thấp, có thể sẽ bị xổ nhẹ, tẩy hết những vi khuẩn độc trong ruột.

Tuy nhiên, việc sử dụng nha đam với liều lượng cao (8g) có thể gây sung huyết ở nhiều cơ quan, nhất là ruột già, thậm chí có thể dẫn đến ngộ độc.

Theo đó, bạn chỉ nên uống từ 2 đến 3 ly nước nha đam đường phèn mỗi ngày. Nên chia thành nhiều lần uống trong ngày, tránh sử dụng quá nhiều trong một lúc sẽ khiến dạ dày khó chịu.

Những công dụng đáng kinh ngạc của quả mướp, bạn không nên bỏ qua

Mướp là một loại quả rất quen thuộc với mọi gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về những công dụng 'thần kỳ' của quả mướp.

TIN MỚI NHẤT