Những bộ phận của cá cực tốt nhưng mọi người thường xuyên bỏ qua, cái cuối cùng còn rất bổ dưỡng

Dinh dưỡng 23/06/2023 20:19

Cá là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của mỗi gia đình vì chứa nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên có một số bộ phận của loại thực phẩm này thường xuyên bị hoang phí dù rất tốt cho sức khỏe.

Cá tốt cho sức khỏe vì trong cá đều rất giàu protein chất lượng cao, iod, các vitamine và khoáng chất khác nhau. Nổi bật như Vitamin D, Vitamin B12, Photpho, Niacin và đặc biệt là axit béo omega-3. Nhưng mỗi loại cá lại có khác biệt dinh dưỡng riêng, chủ yếu là về hàm lượng chất béo.

Nhờ vậy, cá mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe như: Cung cấp năng lượng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe não bộ, cải thiện thị lực. Hay giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm cholesterol máu và giảm nguy cơ mắc các bệnh tuyến giáp. 

Những bộ phận của cá cực tốt nhưng mọi người thường xuyên bỏ qua, cái cuối cùng còn rất bổ dưỡng - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

3 bộ phận rất tốt của cá nhưng nhiều người thường vứt bỏ

Da cá

Da cá có nhiều khoáng chất như protein axit béo không bão hòa, lưu huỳnh choline lecithin và canxi. Những chất dinh dưỡng này sẽ có tác dụng tăng cường trí nhớ bảo vệ gan hỗ trợ hệ thần kinh đại não phát triển, phòng và điều trị xơ vữa động mạch… Da cá chứa rất nhiều dưỡng chất tốt, không chỉ nguồn cung cấp collagen giúp tăng độ đàn hồi và trẻ hoá làn da. Ngoài ra, nó còn chứa các khoáng chất như vitamin A, vitamin E, vitamin D không chỉ tốt cho da, mà còn có lợi về mặt duy trì và phát triển cơ thể.

Những bộ phận của cá cực tốt nhưng mọi người thường xuyên bỏ qua, cái cuối cùng còn rất bổ dưỡng - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Đặc biệt, hàm lượng omega 3 trong da cá cũng rất cao, nên đây cũng là nguồn chất béo tốt cho cơ thể hấp thụ.

Để da cá trở nên ngon và hấp dẫn hơn, thì trong khi nướng cá, bạn nên quay phần da về hướng nhiệt độ để nó giòn hơn. Tránh luộc hoặc hấp sẽ làm da cá trở nên nhầy nhụa, khó ăn.

Mắt cá

Mắt cá chứa nhiều vitamin B1 cùng với các axit béo không bão hòa như axit docosahexenoic và axit eicosapentaenoic. Những chất dinh dưỡng này có thể tăng cường trí nhớ và năng lực tư duy của con người, giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Do vậy, người lao động trí óc nên thường xuyên ăn mắt cá.

Bong bóng cá

Đa số chúng ta cho rằng rằng bong bóng cá thường bẩn hoặc chẳng có dinh dưỡng gì nên không ăn. Số khác thì khó để ăn được bong bóng cá do mua cá chế biến sẵn hoặc đơn giản là không thích kết cấu hoặc mùi vị của bộ phận này, thích ăn phần thịt cá hơn.

Những bộ phận của cá cực tốt nhưng mọi người thường xuyên bỏ qua, cái cuối cùng còn rất bổ dưỡng - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Nhưng điều này thật lãng phí khi mà bong bóng cá rất giàu protein (76- 79%), các nguyên tố vi lượng, các loại vitamin, kẽm, sắt… Trong khi lại ít chất béo và còn có ích cho quá trình bổ sung canxi ở trẻ em. Đặc biệt, nó còn giàu collagen làm chậm lão hóa, làm đẹp da và tóc của phụ nữ. Đông y còn coi bong bóng cá là một vị thuốc chữa mất ngủ, bổ thận và chống lại mệt mỏi thể chất.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng không phải ăn càng nhiều cá càng tốt. Nên hạn chế các loại cá có khả năng cao nhiễm thủy ngân (cá kiếm nhập khẩu, cá mập, cá ngói, cá thu vua, cá nước ngọt có kích thước lớn một cách bất thường), cá ướp muối, cá sống…  Đồng thời ưu tiên cách chế biến ít dầu mỡ, ít gia vị như hấp hoặc luộc để tận dụng tối đa chất dinh dưỡng của cá.

Một số đối tượng không nên ăn cá

Người mắc bệnh xơ gan

Lúc này, nếu ăn quá nhiều các loại cá biển sâu như: trích, cá ngừ, ţá mòi… sẽ khiến tình trạng bệnh xấu đi và có chiều hướng trầm trọng hơn.

Những bộ phận của cá cực tốt nhưng mọi người thường xuyên bỏ qua, cái cuối cùng còn rất bổ dưỡng - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Người mắc bệnh lao

Người mắc bệnh lao nếu ăn nhiều cá cùng lúc dễ bị dị ứng, nhẹ thì buồn nôn, đau đầu, da nổi mẩn, xung huyết, nặng thì tim đập nhanh, sưng môi và mặt, phát ban, tiêu chảy, đau bụng, khó thở, huyết áp tăng đột ngột, thậŭ chí là xuất huyết não.

Người mắc bệnh rối loạn chức năng máu

Những người mắc các bệnh rối loạn chức năng máu và có tính chất xuất huyết như: như suy giảm tiểu cầu, thường xuyên bị chảy máu mũi, xuất huyết trong do thiếu vitamin K… nên ăn ít hoặc không nên ăn cá.

Bởi trong cá chứa axit eicosapentaenoic (EPA) ức chế quá trình kết tập của tiểu cầu, từ đó làm tăng hiện tượng chảy máu ở người bệnh.

Những bộ phận của cá cực tốt nhưng mọi người thường xuyên bỏ qua, cái cuối cùng còn rất bổ dưỡng - Ảnh 5
Ảnh minh họa: Internet

Người rối loạn chức năng máu

Những người bị rối loạn chức năng máu như giảm tiểu cầu, dễ chảy máu, thiếu vitamin K... Nên ăn ít cá vì cá có chứa một số chất có thể ức chế tiểu cầu, do đó làm tăng rối loạn chức năng máu của bệnh nhân.

Người tổn thương gan, thận

Cá chứa protein chất lượng cao, protein chúng ta tiêu thụ chủ yếu được chuyển hóa ở gan và thận. Đối với những người bị tổn thương chức năng gan và thận nghiêm trọng, nếu protein được tiêu thụ quá mức, nó sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và thận.

Những bộ phận của cá cực tốt nhưng mọi người thường xuyên bỏ qua, cái cuối cùng còn rất bổ dưỡng - Ảnh 6
Ảnh minh họa: Internet

Đặc biệt là các loại cá biển như: Cá trích, cá ngừ, cá mòi… sẽ khiến tình trạng bệnh xấu đi và có chiều hướng trầm trọng hơn.

Mách bạn những công dụng thần kỳ của hoa bí ngô, không phải ai cũng biết

Không chỉ dùng để ăn, hoa bí ngô còn có thể chữa được bách bệnh nếu bạn biết cách sử dụng.

TIN MỚI NHẤT