Mẹo phân biệt thịt lợn giả thịt bò: Đi chợ mang theo thứ này tức khắc nhận ra ngay

Dinh dưỡng 06/06/2024 04:44

Thịt bò có giá thành cao thường bị làm giả từ thịt heo. Vậy đâu là cách để bạn phân biệt?

Vì sao thịt lợn thường bị giả thành thịt bò?

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại thịt bò giả, trong đó có thịt lợn (heo) giả thịt bò. Bằng nhiều cách khác nhau, người bán đã hô biến thịt lợn thành thịt bò nhằm tăng giá thành sản phẩm. Không ít người dân hoang mang không thể phân biệt đâu là thịt bò thật, đâu là thịt bò giả.

Trên thị trường thịt bò giả được làm từ thịt lợn và lợn sề. Họ đã trọn với các hóa chất tẩm ướp tạo màu cùng với tiết lợn tiết bò, hoặc dùng thịt trâu đông lạnh nhập khẩu giá rẻ phù phép thành miếng thịt bò tươi.

Mẹo phân biệt thịt lợn giả thịt bò: Đi chợ mang theo thứ này tức khắc nhận ra ngay - Ảnh 1
Tuy nhiên có không ít các gian thương lợi dụng nhu cầu của người tiêu dùng để trà trộn các loại thịt lợn nái giả thịt bò nhằm trục lợi bất chính. Ảnh: Internet

Theo các nhà dinh dưỡng, thịt bò là thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Việc tạo ra thịt giả nói chung và thịt bò giả nói riêng, có thể tạo ra những sản phẩm kém chất lượng, tiềm ẩn rủi ro lớn cho sức khỏe, gây ra những căn bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư - hậu quả của việc sử dụng các hóa chất độc hại, không rõ nguồn gốc.

Cách phân biệt thịt bò giả

Theo kinh nghiệm của các đầu bếp, khi mua thịt bò, cách tốt nhất cho các bà nội trợ là nhờ người bán thái hộ luôn, nếu là thịt lợn giả thịt bò, phần giữa miếng sẽ có màu trắng vì khi ngâm tiết bò sẽ không thể ngấm thấu vào cả miếng thịt bò. Còn nếu bò thật ngoài có sự đàn hồi, khi thái miếng thịt nhìn từ ngoài vào trong sẽ chỉ có 1 màu.

Ngoài ra, chị em khi mua thịt bò có thể dùng tay, dùng giấy, hoặc khăn ướt kỳ mạnh một lượt lên miếng thịt bò định mua, nếu miếng giấy ướt dính máu đông, đồng thời miếng thịt lộ màu nhợt nhạt thì là thịt giả. Còn nếu là thịt bò thật dùng giấy ướt lau trên bề mặt miếng thịt sẽ không bị nhợt nhạt.

Mẹo phân biệt thịt lợn giả thịt bò: Đi chợ mang theo thứ này tức khắc nhận ra ngay - Ảnh 2
Mẹo phân biệt thịt bò giả. Ảnh: internet

Dùng dao thái một phần miếng thịt và ngâm vào trong nước. Sau một thời gian, miếng thịt bò giả sẽ khiến nước chuyển màu đậm. Ngoài ra, khi vớt ra khỏi nước, miếng thịt bò giả sẽ nhạt màu đi nhiều so với lúc ban đầu.

Khi chần miếng thịt trong nước sôi, thịt bò thật có màu đậm hơn, thịt bò giả chuyển sang màu trắng như thịt lợn.

Ăn thịt bò đúng cách

Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, ăn một lượng thịt bò vừa đủ là từ 300 - 500g/tuần. Nếu ăn khoảng 100g/ngày, cơ thể đứng trước nguy cơ mắc những căn bệnh như tiểu đường, alzheimer... Thay vì ăn nhiều thịt đỏ như thịt bò, người dân nên ăn nhiều cá và thịt gia cầm.

Mỗi thực phẩm đều có dược tính riêng, có món không thể nấu chung, ăn chung vì sẽ gây hại cho sức khỏe, hoặc không chế biến đúng cách. Với thịt bò có thể nấu nhiều món ngon bổ, nhưng các bà nội trợ khi chế biến cần chú ý để tránh kết hợp sai:

Không ăn thịt bò với hải sản, vì các thành phần dinh dưỡng có thể phản ứng, tạo ra sự kết tủa muối cản trở hấp thu phốt pho, can xi.

Mẹo phân biệt thịt lợn giả thịt bò: Đi chợ mang theo thứ này tức khắc nhận ra ngay - Ảnh 3
Lưu ý khi ăn thịt bò. Ảnh: Internet

Không nên ăn thịt bò với lươn và hẹ vì sẽ khó tiêu, hoặc nhiễm độc.

Không ăn thịt bò với hạt dẻ, vì đạm thịt phối với vitamin C trong hạt dẻ sẽ bị biến chất.

Không ăn đậu đen ngay sau khi ăn thịt bò vì cơ thể khó hấp thu chất sắt có trong thịt bò.

Không ăn thịt bò với đậu nành cùng lúc vì sinh nhiều acid uric - gây bệnh gout, đau khớp.

Những người bị bệnh mỡ máu, cao huyết áp, viêm khớp, thủy đậu… không nên ăn thịt bò, vì hàm lượng đạm cao nên sẽ có nhiều tác hại.

Không uống trà sau khi ăn thịt bò ít nhất là 2 giờ để tránh se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột, gây táo bón.

Không uống rượu cùng thịt bò, vì dễ bị táo bón, viêm khóe miệng, mắt đỏ, ù tai.

 

Đây là thứ "nước gây ung thư" được WHO gọi tên, nhắc mọi người cần tránh xa

Nhiều người lo ngại uống nước máy hay nước để qua đêm kéo dài gây ung thư. Nhưng sự thật thì sao?

TIN MỚI NHẤT