Nước mía vừa rẻ, bán ở khắp nơi nhưng không nhiều người biết về tác dụng tuyệt vời của nó.
- Vắt chanh vào nồi cơm điện: Bất ngờ trước công dụng của mẹo nấu cơm lạ lùng này
- Chuyên gia Harvard liệt kê 8 loại hải sản bổ dưỡng, đáng ăn, 5/8 gọi tên các món người Việt ăn từ lâu
Mía còn có tên gọi khác là cây cam giá, thuộc họ Lúa Poaceae với tên khoa học là Saccharum officinarum L. Ấn Độ là quê hương của mía. Quốc gia này và Cuba chính là hai nước nổi tiếng về sản xuất mía trên thế giới. Có rất nhiều loại mía với đặc điểm hình thái khác nhau, ví dụ như mía bầu có thân cao và to, múa de gầy, thân nhỏ và thấp, vỏ mía có thể là màu tím, trắng hoặc đỏ. Loại thì chứa ít đường, có loại lại chứa nhiều đường.
Một cốc nước mía khoảng 240 ml chứa 250 calo, với 30 g đường tự nhiên. Loại nước này không có hàm lượng chất béo, cholesterol, chất xơ và protein nhưng chứa natri, kali, canxi, magiê và sắt. Bạn có thể chỉ đơn thuần cho rằng đây là thức uống phổ biến trong mùa hè giúp đỡ khát nước. Tuy nhiên, nó có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
1. Cung cấp nguồn năng lượng tức thì
Bạn có thể dễ dàng mua được những ly nước mía ở các ki-ốt ven đường vào mùa hè. Loại đồ uống này phổ biến và được ưa chuộng bởi có thể cung cấp năng lượng tức thì và đảm bảo bạn không bị mất nước. Các loại đường trong mía, nước trái cây được cơ thể hấp thụ dễ hơn đường từ các thực phẩm khác.
2. Tăng cường chức năng gan
Nước mía được cho là một trong những phương pháp điều trị tự nhiên tốt nhất cho các bệnh liên quan đến gan như vàng da. Các nghiên cứu cho thấy nước mía có tính kiềm tự nhiên, giúp duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể.
3. Chống ung thư
Nồng độ cao của canxi, magiê, kali, sắt và mangan làm cho nước mía có tính kiềm tự nhiên. Hợp chất flavonoid trong nước mía giúp cơ thể ngăn chặn các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
4. Điều chỉnh đường huyết
Mặc dù nước mía chứa nhiều đường nhưng nếu bệnh nhân bị tiểu đường dùng thức uống này với mức độ hợp lý thì có thể kiểm soát được lượng đường huyết, ngăn chỉ số đường huyết tăng vọt hoặc hạ thấp quá nhanh.
5. Chống lão hóa
Flavonoid, chất chống oxy hóa và các hợp chất phenolic chứa trong nước mía sẽ giúp đem lại một làn da mềm mại, tươi sáng và ẩm mịn hơn. Những chất này có tác dụng giảm thiểu các nếp nhăn và dấu hiệu lão hóa sớm trên da.
6. Giảm cơn đau liên quan đến các bệnh về tình dục (STD) & tiết niệu (UTI)
Uống nước mía dạng pha loãng với nước cốt chanh và nước dừa có thể giúp giảm viêm do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và viêm tuyến tiền liệt.
7. Hỗ trợ phát triển xương và răng
Nước mía giàu canxi, có tác dụng tích cực cho sự phát triển của hệ xương và răng.
8. Loại bỏ hơi thở có mùi và sâu răng
Mía giàu khoáng chất, bao gồm canxi và phốt pho, đồng thời giúp tạo men răng và hỗ trợ răng chắc khỏe, không bị sâu. Nó cũng khắc phục chứng hôi miệng do thiếu hụt các chất dinh dưỡng này.
Lưu ý khi dùng nước mía
Vì trong nước mía chứa một hàm lượng đường khá lớn nên nếu không biết bảo quản đúng cách hoặc để quá lâu ở ngoài sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Ngoài ra vì mía có công dụng giải khát cao, tính hàn nên những người hay bị đầy bụng đi phân lỏng, tỳ vị hư yếu và bệnh nhân bị tiểu đường không nên lạm dụng thức uống nào. Nếu dùng thường xuyên sẽ dẫn béo phì và thừa năng lượng.
Khi chế biến mía, bạn nên lựa chọn mía sạch, sau khi ép xong nên dùng ngay và nếu chưa dùng thì phải bảo quản trong hộp/lọ kín, cất vào ngăn mắt tủ lạnh không quá 1 buổi để tránh làm giảm chất lượng của nước mía.
Có thể nói nước mía rất tốt cho sức khỏe con người, không những có vị ngọt, tính mát mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu bạn đang gặp phải một số vấn đề về sức khỏe được đề cập phía trên, hãy thử bổ sung nước mía vào danh sách các thức uống hàng ngày với một lượng hợp lý bạn nhé!