Loại hạt này còn có tác dụng hạ mỡ máu, chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, an toàn cho người mắc bệnh tiểu đường khi sử dụng.
- Lá một loại quả ngọt pha nước là “thuốc” bổ dạ dày, kiểm soát đường huyết tốt: Sẵn ở chợ Việt nhưng ít ai tận dụng
- Loại quả là "vua quả mọng", chỉ số đường huyết thấp, người tiểu đường yên tâm trưng dụng
Hạt diêm mạch (quinoa) có nguồn gốc từ Nam Mỹ. vốn đã nổi tiếng là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, phổ biến ở Mỹ và các nước phương Tây khác. Mức độ phổ biến của hạt diêm mạch trên thế giới ngày càng tăng vì đây là loại ngũ cốc dễ trồng, bổ dưỡng, nhiều chất dinh dưỡng có lợi.
Tại Việt Nam, hạt diêm mạch khá quen thuộc với những người đang giảm cân, theo đuổi chế độ ăn uống lành mạnh tuy nhiên vẫn chưa được sử dụng rộng rãi. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe được khoa học chứng minh của hạt diêm mạch.
Nguồn cung cấp protein tốt
Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, hạt diêm mạch là nguồn cung cấp protein rất dồi dào, trong mỗi cốc hạt nấu chín (khoảng 185g) có chứa đến 8g protein và 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể bạn không thể tự tạo ra. Đặc biệt với những người ăn chay hoặc bệnh nhân tiểu đường, đây là nguồn cung protein lý tưởng.
Kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Hạt diêm mạch có chỉ số đường huyết (GI) là 53, không gây tăng đột ngột lượng đường trong máu sau khi ăn. Loại hạt này còn là nguồn cung cấp magie dồi dào - một loại khoáng chất quan trọng mà nhiều người không có đủ. Theo một nghiên cứu từ Tây Ban Nha, những người hấp thụ lượng magie cao trong chế độ ăn uống có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại loại 2.
Trong một nghiên cứu khác, những người tham gia trên 65 tuổi có mức đường huyết từ 100 đến 125 mg/dL đã tiêu thụ diêm mạch trong 4 tuần. Kết quả cho thấy lượng đường trong máu giảm đáng kể và giảm cân nhẹ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, loại hạt này có thể trở thành phòng ngừa bệnh tiểu đường loại 2 hiệu quả.
Ngoài ra, một số nghiên cứu từ Tây Ban Nha, Úc cũng cho thấy, hạt diêm mạch có thể tác động tích cực đến quá trình trao đổi chất, từ đó điều hòa lượng đường trong máu, giảm trọng lượng cơ thể và chất béo trung tính…
Hạ mỡ máu
Trong một nghiên cứu quy mô nhỏ được đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ vào năm 2020, những người cao tuổi đã ăn 15g bánh quy làm từ bột diêm mạch mỗi ngày trong vòng 28 ngày. Kết quả những người này đã giảm được đáng kể lượng cholesterol có hại, cholesterol toàn phần và trọng lượng cơ thể so với những người ăn bánh quy làm từ lúa mì.
Hỗ trợ giảm cân
Theo công bố của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, cứ 185g hạt diêm mạch nấu chín sẽ có chứa 5,18g chất xơ nhiều hơn một số loại ngũ cốc phổ biến khác. Chất xơ trong hạt diêm mạch sẽ hỗ trợ sức khỏe cho hệ tiêu hóa bằng cách cung cấp năng lượng cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Ngoài ra, chất xơ giúp thúc đẩy cảm giác no, kiểm soát khẩu phần ăn và hỗ trợ giảm cân, cũng như duy trì trọng lượng mong muốn.
Chứa hợp chất thực vật chống oxy hóa và chống viêm
Theo nghiên cứu của Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, hạt diêm mạch chứa flavonoid, bao gồm quercetin và kaempferol, có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ trong cơ thể. Những chất này có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do các phân tử không ổn định gây ra được gọi là gốc tự do. Từ đó, tăng cường sức khỏe tổng thể và bảo vệ chống lại một số bệnh lý liên quan đến tim mạch và ung thư.
Chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng
Theo nghiên cứu của Đại học Y khoa Nam Carolina, Mỹ, ngày nay có rất nhiều trẻ em và người lớn không nạp đủ vitamin và khoáng chất, bao gồm folate, kali, sắt, magie… cần thiết cho cơ thể. Và hạt diêm mạch hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề này khi nó chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng.
Lưu ý khi sử dụng hạt diêm mạch
Hạt diêm mạch rất dễ chế biến và thêm vào thực đơn ăn uống hàng ngày, được bán ở các siêu thị hoặc các cửa hàng đồ nhập khẩu. Bạn chỉ cần ngâm ít nhất 30 phút, rửa sạch trước khi nấu để loại bỏ các hợp chất có vị đắng và đảm bảo hạt được nấu chín, sau đó chế biến thành các món ngọt hay mặn tuỳ khẩu vị. Ví dụ như thêm hạt diêm mạch vào salad, nấu giống cơm hoặc làm gỏi, xào chín…
Theo Healthline, Eatingwell