Dọc mùng có tác dụng 'hút mỡ’ nhưng lại có 3 tác hại đáng sợ của cây dọc mùng ít người biết

Dinh dưỡng 03/10/2024 05:00

Dọc mùng giàu chất xơ và chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhưng nếu ăn nhiều hoặc chế biến sai cách sẽ gây hại khôn lường.

 

Dọc mùng còn gọi là môn thơm, tên khoa học là Alocasia indica, Alocasia odora. Dọc mùng có mặt trong nhiều món ẩm thực của người Việt như các món canh chua, món bún...

Theo Đông y, dọc mùng có vị nhạt, tính mát và hơi có độc và thường được dùng để thanh nhiệt giải khát. Bên cạnh đó, cứ trong khoảng 100g dọc mùng thì chứa 95g nước, 0,25g protein và lượng bột đường là 3,8g. Dọc mùng cũng chứa lượng lớn phốt pho, kali, canxi, magie, sắt... và một số chất khác có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, dọc mùng giàu chất xơ có tác dụng thẩm thấu chất béo và cholesterol, cản trở quá trình hấp thu các chất này ở trong ruột.

Dọc mùng có tác dụng 'hút mỡ’ nhưng lại có 3 tác hại đáng sợ của cây dọc mùng ít người biết - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Bẹ dọc mùng khô héo gọi là phùng thu can có tác dụng thanh nhiệt, giải chất béo rất tốt lại an toàn. Đối với thân và lá của cây dọc mùng có tác dụng làm tiêu đờm, giảm ho đờm khó thở, trừ giun… Rễ và củ của cây dọc mùng có thể phơi khô và chế biến thành bột trị ghẻ lở, dị ứng ngoài da (phải được chế biến kỹ lưỡng và bài bản theo khoa học).

Tác hại của dọc mùng

Dọc mùng nếu ăn sai cách cũng sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm đến sức khỏe:

Ăn dọc mùng khi chưa sơ chế và chế biến kỹ sẽ gây ngứa

Không như các loại rau khác, rau bạc hà cần được sơ chế và nấu thật chín kỹ nếu không chúng sẽ tiết ra các chất gây ngứa họng, vô cùng khó chịu. Để tránh ngứa khi ăn bạc hà, các gia đình cần lột sạch vỏ, sau đó ngâm trong nước muối khoảng 15 phút cho tới khi dọc mùng mềm. Cuối cùng vắt kiệt nước trong bạc hà là có thể dùng được.

Dọc mùng có tác dụng 'hút mỡ’ nhưng lại có 3 tác hại đáng sợ của cây dọc mùng ít người biết - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Người bệnh gút, khớp cần kiêng ăn dọc mùng

Giới chuyên gia thường khuyên rằng, những người bệnh gút nên tránh ăn các loại rau xanh có tốc độ tăng trưởng nhanh như măng tây, măng tre, nấm, giá, dọc mùng… vì chúng làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong máu.

Hơn nữa, các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, những ai ăn nhiều dọc mùng sẽ có làm tăng thêm 15% acid uric trong máu so với người không ăn. Vì thế, người mắc bệnh gút và khớp nên kiêng ăn dọc mùng kẻo tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Người có cơ địa dị ứng không nên ăn rau dọc mùng

Các bác sĩ khuyến cáo rằng, những người mang cơ địa dị ứng, mang gene đặc biệt thì nên tránh ăn rau dọc mùng vì có thể dẫn tới sốc phản vệ, nhẹ thì gây mẩn ngứa, nặng thì tắc phế quản, ngạt thở, giãn mạch máu dẫn đến trụy tim mạch và có thể gây tử vong.

Dọc mùng có tác dụng 'hút mỡ’ nhưng lại có 3 tác hại đáng sợ của cây dọc mùng ít người biết - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Các bác sĩ cho rằng triệu chứng của dị ứng dọc mùng thường đi kèm với dấu hiệu ngứa miệng, phát ban, sưng môi, lưỡi, khó thở... Trường hợp nặng sẽ là phù nề đường hô hấp, sưng họng, mất ý thức... bệnh cần được phát hiện xử trí kịp thời, nhanh chóng trước khi ảnh hưởng đến tính mạng.

Làm bát bún dọc mùng ấm bụng bữa sáng!

Nấu bún mọc dùng nhanh gọn, sườn mềm, nước dùng thơm đậm đà, đảm bảo cả nhà mê tít.

TIN MỚI NHẤT