Chuyên gia cảnh báo: Các loại rau củ càng xanh càng 'có độc' dễ gây ung thư, rẻ mấy cũng không nên mua

Dinh dưỡng 21/07/2023 06:48

Rau, củ là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có một số loại rau củ không nên ăn lúc đang xanh bởi dễ rước họa vào thân.

GS. TS Trần Khắc Thi (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ nông, lâm nghiệp Thành Tây - ĐH Thành Tây) cho biết: Trong các loại rau quá xanh có chứa nitrat (NO3) tức là phân đạm. Chất này khi đi vào cơ thể ở mức bình thường thì không gây độc. Song nếu hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì nguy hiểm vô cùng.

Đó là lý do vì sao các nước nhập khẩu rau bao giờ cũng phải kiểm tra NO3 rồi mới tới các thành phần khác. Nếu có chứa nhiều thì họ trả lại ngay. NO3 không gây ngộ độc cấp tính như thuốc bảo vệ thực vật nhưng nó lại âm thầm phá hủy hệ tiêu hóa. Trong 10 năm trở lại đây, người bị K hệ tiêu hóa rất nhiều, nguyên nhân chủ yếu là NO3 đến từ nước uống và rau xanh. NO3 khi đi vào cơ thể sẽ phản ứng với amin và hình thành chất gây ung thư được gọi là nitrosamin.

Bởi vậy, ra chợ đừng có thấy rau xanh mướt mắt mà mua ngay. Nhiều khi rau xanh quá là do ừa được bón phân đạm, dư lượng NO3 trong đó còn đầy, ăn vào lại hại sức khỏe.

Dưa cải muối xanh

Dưa cải muối là món ăn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, không nên vội vàng mà ăn dưa cải khi còn xanh. Loại dưa cải muối này hương vị không chỉ kém hấp dẫn mà còn tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.

Chuyên gia cảnh báo: Các loại rau củ càng xanh càng 'có độc' dễ gây ung thư, rẻ mấy cũng không nên mua - Ảnh 1
Dưa cải muối đang còn xanh không nên lấy ra ănẢnh minh họa: Internet

Do dưa còn màu xanh chưa dịu dễ chứa nhiều nitrosamin có thể gây ung thư. Chỉ nên ăn dưa khi đã ngả sang màu vàng tươi, chua, giòn và có mùi thơm.

Khoai tây xanh

Bác sĩ Tạ Tùng Duy, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cho biết một củ khoai tây cỡ trung bình nặng khoảng 150g cung cấp 110 calo, không chứa natri hoặc cholesterol.

Chuyên gia cảnh báo: Các loại rau củ càng xanh càng 'có độc' dễ gây ung thư, rẻ mấy cũng không nên mua - Ảnh 2
Khoai tây xanh - Ảnh minh họa: Internet

Ăn cả vỏ, một củ khoai tây trung bình cung cấp 18% nhu cầu kali, 8% lượng chất xơ, 45% lượng vitamin C, 10% lượng vitamin B6 và 6% lượng sắt khuyến nghị hàng ngày.

Khoai tây chuyển sang màu xanh là quá trình hoàn toàn tự nhiên nhưng cũng cảnh báo hợp chất gây hại solanine. Tuy nhiên, tình trạng ngộ độc nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào nồng độ solanine trong củ cao hay thấp, hoặc người ăn là trẻ em, thấp bé...

Triệu chứng ngộ độc solanine gồm buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đổ mồ hôi, nhức đầu và đau dạ dày. Các triệu chứng nhẹ có thể biến mất sau khoảng 24 giờ. Trường hợp nặng, người ngộ độc khoai tây có thể tê liệt, co giật, khó thở, hôn mê, thậm chí tử vong.

Cà chua xanh

Khi mua, nhiều người nghĩ chọn những quả cà chua còn xanh cứng sẽ để được lâu hơn. Tuy nhiên, nhìn thấy cà chua xanh bạn không nên mua và ăn. Bởi cà chua khi còn xanh có chứa lượng lớn các yếu tố “alkaloid” và nó chỉ giảm dần rồi biến mất khi cà chua đã chín đỏ. Nếu ăn cà chua xanh sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm.

Chuyên gia cảnh báo: Các loại rau củ càng xanh càng 'có độc' dễ gây ung thư, rẻ mấy cũng không nên mua - Ảnh 3
 chỉ nên ăn cà chua khi chúng đã chín hẳn, không chỉ để ngon miệng và còn để bảo đảm an toàn - Ảnh minh họa: Internet

Các triệu chứng khi bị ngộ độc cà chua xanh là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác… thậm chí có thể đe dọa tính mạng.

Bật mí một loại lá làm lông vịt giúp vịt trắng tinh thơm phức không còn một cọng lông măng

Chỉ với những mẹo nhỏ này bạn có thể làm thịt vịt nhanh chóng, gọn nhẹ không lo thịt có mùi hôi đặc trưng ảnh hưởng tới món ăn.

TIN MỚI NHẤT