Bảo quản trứng trong tủ lạnh, PGS.TS nêu ra một lưu ý quan trọng: Cẩn thận với những nguy cơ nhiễm khuẩn

Dinh dưỡng 06/06/2024 04:36

Lưu ý khi bảo quản trứng trong tủ lạnh và cách khắc phục, dưới đây là những điều được PGS.TS hướng dẫn.

Trứng có dễ nhiễm khuẩn không?

Theo Báo Sức khỏe Đời sống, trứng sống có thể chứa vi khuẩn Salmonella. Loại vi khuẩn này được tìm thấy nhiều trên vỏ trứng và cả bên trong trứng. Vì vậy, bên trong những quả trứng có vẻ bình thường, sạch sẽ và tươi ngon có thể chứa vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt nếu bạn ăn trứng sống hoặc chế biến không đúng cách rất dễ bị ngộ độc.

Nguy cơ ngộ độc có thể đến từ vi khuẩn Salmonella có trong các sản phẩm động vật, đặc biệt là trứng gia cầm.

Khi gà mái đẻ trứng, trên vỏ trứng có một lớp màng bảo vệ ngăn vi khuẩn xâm nhập. Nhiều người khi mua trứng về vì nghĩ để cho sạch sẽ nên đã cẩn thận rửa trứng và sau đó cho vào hộp và cất vào tủ lạnh. Tuy nhiên, việc làm này lại vô tình làm cho trứng mất đi lớp màng bảo vệ này và trứng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn Salmonella.

Bảo quản trứng trong tủ lạnh, PGS.TS nêu ra một lưu ý quan trọng: Cẩn thận với những nguy cơ nhiễm khuẩn - Ảnh 1
Lưu ý khi bảo quản trứng. Ảnh: Internet

Mặt khác việc cất trứng vào hộp để trong tủ lạnh cũng nên cẩn thận khi lấy chúng ra khỏi tủ lạnh vì vỏ trứng có thể bị ngưng tụ do sự thay đổi vị trí và nhiệt độ. Sự ngưng tụ này tạo điều kiện cho vi trùng phát triển.

Bảo quản trứng ở cánh cửa tủ lạnh ai cũng tưởng đúng hóa ra sai lầm

Theo bác sĩ Tạ Tùng Duy (Viện Y học ứng dụng Việt Nam) cũng chia sẻ trên Vietnamnet rằng, tuy cánh cửa tủ lạnh là vị trí mọi người thường bảo quản trứng nhưng vị trí này thường xuyên thay đổi nhiệt độ theo mỗi lần đóng - mở, vi khuẩn dễ phát triển và làm suy yếu lớp màng bảo vệ của trứng, từ đó tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, khiến trứng nhanh hỏng.

Chia sẻ thêm về cách bảo quản trứng, TS.BS Phan Bích Nga, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, quả trứng gà khi mới được đẻ ra luôn có một lớp phấn hồng. Đó là lớp bảo vệ, ngăn vi khuẩn không xâm nhập vào. Khi có lớp phấn đó, trứng gà đem ấp sẽ có khả năng nở cao.

Bảo quản trứng trong tủ lạnh, PGS.TS nêu ra một lưu ý quan trọng: Cẩn thận với những nguy cơ nhiễm khuẩn - Ảnh 2
Không nên bảo quản trứng ở cánh cửa tủ lạnh. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, dù có lớp phấn hồng nhưng vì trứng gia cầm được đẻ ra theo con đường đi cùng với phân nên có rất nhiều loại vi khuẩn. Các chuyên gia y tế, dinh dưỡng, cho rằng nếu không lau rửa trứng sạch sẽ trước khi cho vào tủ lạnh thì đây sẽ là nguồn lây nhiễm vi khuẩn. Nếu mua ở các chợ dân sinh, TS Nga khuyên nên rửa nhanh, tốt nhất là rửa bằng nước muối pha nhạt, hoặc có thể rửa bằng nước sạch bình thường, sau đó lau khô quả trứng, cất vào ngăn mát tủ lạnh. Nếu mua ở các siêu thị, trứng đã được vệ sinh rồi thì không cần vệ sinh nữa.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Việt Nam chia sẻ trên Người Đưa Tin, "Đảm bảo trứng sạch để trong hộp kín để tránh lây lan vi khuẩn sang thực phẩm khác, trứng cũng giữ được chất lượng tốt", PGS Lâm lưu ý.

PGS Lâm cảnh báo nếu trứng mua về không rửa và xếp ngay vào tủ lạnh sẽ rất nguy hiểm vì trên bề mặt trứng dính các chất bẩn (đất, phân gà, vịt) ẩn chứa các vi khuẩn gây bệnh.

Cách bảo quản trứng trong tủ lạnh cũng rất quan trọng để giúp trứng không giảm chất lượng, tránh nguy cơ ngộ độc do vi khuẩn có hại phát triển.

Cách ăn trứng phù hợp

Theo Báo Kinh tế đô thị, trứng luộc có tỷ lệ hấp thụ cao nhất gần 98%. Ngoài trứng luộc, trứng hấp cũng có thể được lựa chọn.

Nấu bằng phương pháp nhiệt độ cao như xào, rán làm giảm tỷ lệ hấp thụ protein, đồng thời protein trong trứng bị oxy hóa, tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa.

Đối với người lớn, ăn một quả trứng vào buổi sáng sẽ rất tốt cho sức khoẻ. Người ăn chay trường, trẻ em đang lớn hoặc thanh thiếu niên, phụ nữ có thai,… có thể ăn từ 1 đến 2 quả trứng. Nếu bạn bị viêm túi mật và tăng cholesterol trong máu, bạn nên ăn ít lòng đỏ trứng.

Bảo quản trứng trong tủ lạnh, PGS.TS nêu ra một lưu ý quan trọng: Cẩn thận với những nguy cơ nhiễm khuẩn - Ảnh 3
Ăn trứng ở một lượng phù hợp. Ảnh: Internet

Bạn nấu trứng càng lâu và nhiệt độ càng cao thì càng mất nhiều chất dinh dưỡng. Thói quen này cũng có thể làm tăng lượng cholesterol bị oxy hóa trong trứng.

Hạn bảo quản ghi trên bao bì trứng gà là 54-60 ngày, vì thế rất nhiều người yên tâm để trứng hàng tháng. Song chuyên gia nhắc nhở, trứng gà để lâu không những mang lại ẩn họa về độ an toàn, mà độ dinh dưỡng cũng kém đi. Trứng gà tươi trong vòng 1 tuần là tốt nhất, nhưng nếu không có điều kiện thì để trong vòng nửa tháng cũng được.

 

 

Đây là thứ "nước gây ung thư" được WHO gọi tên, nhắc mọi người cần tránh xa

Nhiều người lo ngại uống nước máy hay nước để qua đêm kéo dài gây ung thư. Nhưng sự thật thì sao?

TIN MỚI NHẤT