Trong quá trình mang thai mẹ bầu không chỉ cần chú ý đến những sinh hoạt hàng ngày mà còn phải kiêng khem rất nhiều thứ. Một trong những thắc mắc của rất nhiều chị em là bà bầu ăn đu đủ ương có sao không? Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ một số kiến thức về vấn đề này giúp các mẹ bầu tìm ra câu trả lời cho thắc mắc của mình.
- Bà bầu tháng thứ 4 nên ăn gì để bé phát triển khỏe mạnh!
- Chẳng những mẹ đau đớn mà trẻ sinh mổ còn đối mặt với nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng này
Bà bầu ăn đu đủ ương có bị sao không?
Đu đủ ương là đu đủ gần chín, bên ngoài vỏ bắt đầu chuyển sang màu vàng nhạt, ruột bên trong có màu hồng tuy nhiên lúc này đu đủ vẫn còn mủ.
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học được áp dụng trên chuột đang mang thai được tiến hành ở Ấn Độ thì đu đủ còn mủ có gây sảy thai. Khi thử nghiệm chiết xuất từ mủ đu đủ (papain, PLE) trên tử cung chuột ở các kỳ động dục và thai nghén khác nhau, kết quả cho thấy những chất này khiến tử cung chuột co thắt mạnh nhất là ở các giai đoạn sau của thai kỳ.
Như vậy chất mủ trong quả đu đủ khi còn xanh hoặc ương không tốt cho chuột khi mang thai. Ngoài ra papain có trong đu đủ ương hoạt động giống như hormone prostaglandin và oxytocin gây ra co thắt tử cung, phù và xuất huyết nhau thai. Đây là những biến chứng cực kỳ nguy hiểm trong thai kỳ.
Vì lý do y đức nên thí nghiệm này không được tiến hành trên con người. Tuy vậy, giai đoạn mang thai cực kỳ nhạy cảm và nhiều nguy hiểm luôn rình rập nên nếu mẹ bầu còn thắc mắc “bà bầu ăn đu đủ ương có sao không” thì câu trả lời là “không” nhé! Tốt nhất mẹ hãy tránh xa tất cả các yếu tố nguy cơ có thể gây hại cho thai nhi, trong đó có việc ăn đu đủ ương.
Tương tự như đu đủ ương, đu đủ xanh cũng có rất nhiều mủ nên mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn trong suốt quá trình mang thai. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi “bà bầu mấy tháng được ăn đu đủ xanh”. Vậy khi đu đủ xanh đã được nấu chín hết mủ thì sao? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Những điều mẹ bầu nên biết về đu đủ xanh.
Bà bầu có được ăn đu đủ xanh nấu chín hay không?
Như đã nói ở trên, trong mủ trái đu đủ xanh có những thành phần có thể khiến tử cung co bóp mạnh dẫn đến sảy thai. Ngay cả khi đã nấu chín mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn để tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. Đặc biệt đối với những thai phụ có sức khỏe yếu, từng có tiền sử sảy thai sớm hoặc dọa sảy.
Tuy có thể gây hại cho thai nhi trong thời kỳ mang bầu nhưng đu đủ xanh hầm giò heo lại là món ăn bổ dưỡng cho phụ nữ sau sinh. Theo dân gian, món ăn này khiến lượng sữa của mẹ dồi dào, đặc và thơm ngon hơn nên mẹ đừng quên bổ sung món ăn này vào thực đơn khi ở cữ nhé!
Đu đủ xanh hầm giò heo là món ăn lợi sữa rất tốt cho mẹ sau sinh - Ảnh minh họa: Internet
Bà bầu ăn bao nhiêu đu đủ xanh gây sảy thai.
Thông thường những thực phẩm gây sảy thai thường để lại hậu quả nghiêm trọng khi được ăn với lượng nhiều. Bởi vậy nếu mẹ bầu có lỡ ăn một vài miếng đu đủ xanh thì mẹ cũng không nên quá lo lắng. Nếu muốn chắc chắn mẹ hãy gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn hoặc đi siêu âm để đảm bảo rằng em bé trong bụng không gặp vấn đề gì nhé!
Có rất nhiều thắc mắc của chị em liên quan đến việc ăn đu đủ trong khi mang thai. Như đã nói ở trên đu đủ xanh không tốt cho thai nhi bởi có thể gây sảy thai và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vậy còn các món từ đu đủ chín và các bộ phận khác của cây đu đủ thì sao? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này nhé!
Bà bầu có nên ăn sinh tố đu đủ?
Sinh tố đu đủ là thức uống thơm ngon được chế biến từ đu đủ chín. Nếu như đu đủ xanh có hại cho thai nhi thì đu đủ chín lại rất bổ dưỡng đối với cả mẹ và bé. Không chỉ có tác dụng nhuận tràng, tốt cho dạ dày, giàu vitamin A, đu đủ chín còn giúp mẹ bầu đẹp da và đặc biệt giúp giảm cảm giác ốm nghén ở thai phụ.
Một ưu điểm của đu đủ chín đó là tuy là trái cây ngọt nhưng năng lượng rất thấp nên không khiến mẹ bầu bị tăng cân. Ngoài ra nguyên tố kali trong đu đủ chín khi vào cơ thể sẽ giúp mẹ bầu giảm những cơn đau do chuột rút.
Có thể thấy đu đủ chín có rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với chị em phụ nữ mang thai. Vì vậy bà bầu nên bổ sung món sinh tố đu đủ vào trong thực đơn của mình một cách hợp lý.
Những lưu ý cho thai phụ khi ăn sinh tố đu đủ:
Không ăn quá nhiều sinh tố đu đủ để tránh tình trạng kích thích ruột già quá mức, không có lợi cho dạ dày và đường ruột. Chất beta carotene trong đu đủ chín có thể gây hiện tượng vàng da ở vùng lòng và mu bàn tay, bàn chân nếu ăn quá nhiều.
Mẹ bầu nhớ loại bỏ sạch sẽ hạt đu đủ trước khi chế biến sinh tố. Trong hạt đu đủ có chứa chất độc capine có khả năng làm rối loạn mạch đập và suy nhược hệ thống thần kinh.
Trong đu đủ rất giàu đường nên những người đường huyết cao không nên ăn nhiều sinh tố đu đủ.
Đu đủ có tính hàn vì vậy thai phụ không nên ăn đu đủ hoặc sinh tố đu đủ lạnh.
Đu đủ chín có tác dụng nhuận tràng nên những mẹ bầu đang gặp tình trạng đi ngoài không nên ăn sinh tố đu đủ.
Bà bầu có nên ăn đu đủ buổi tối?
Câu trả lời là có. Trong đu đủ chín có chứa một loại enzym tiêu hóa giúp kích thích quá trình chuyển hóa thức ăn nhanh hơn. Ngoài ra các vitamin có trong đu đủ chín như vitamin A, C, E giúp làn da của chị em trở nên mịn màng tươi trẻ. Vì vậy trước khi đi ngủ mẹ bầu có thể ăn một vài miếng đu đủ chín hoặc một ly sinh tố đu đủ, vừa giúp ngủ ngon vừa có lợi cho thai nhi.
Bà bầu ăn lá đu đủ có sao không?
Theo nghiên cứu khoa học trong lá đu đủ không có độc. Ở một số nơi lá đu đủ còn được chế biến thành nhiều món ăn hằng ngày trong gia đình. Tuy nhiên lá đu đủ lại không sử dụng được đối với bà bầu. Các nhà khoa học ở Malaysia đã tìm thấy trong lá đu đủ có một số hoạt chất gây hại cho thai nhi. Nếu bà bầu ăn lá đu đủ với một lượng lớn có thể dẫn đến tình trạng dị dạng thai nhi và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.Chính vì vậy để đảm bảo an toàn cho con yêu các mẹ bầu nên tránh xa các món ăn, bài thuốc được chế biến từ lá đu đủ nhé.
>>> Xem thêm:
- Giải đáp: Bà bầu ăn mía có tốt không?
- Bà bầu ăn mít có tốt không? Lợi ích của mít với bà bầu
Bà bầu có nên ăn hoa đu đủ không?
Trong đông y, hoa của cây đu đủ đực được sử dụng như một bài thuốc với nhiều công dụng tuyệt vời, đặc biệt trong việc trị ho. Tuy nhiên cũng giống như trong đu đủ xanh và đu đủ ương, hoa đu đủ có chứa papain có thể gây sảy thai cùng nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu tiêu thụ một lượng lớn papain thai nhi sẽ gặp nguy hiểm. Vì vậy mẹ bầu không nên ăn hoa đu đủ, kể cả sử dụng các bài thuốc từ hoa đu đủ đực.
Trên đây là một số chia sẻ giúp chị em phụ nữ mang thai tìm được câu trả lời cho câu hỏi “bà bầu ăn đu đủ ương có sao không”. Có kiêng có lành nên nếu mẹ bầu có thèm món đu đủ ương, đu đủ xanh thì cũng nên tránh xa đến khi sinh xong để đảm bảo sự an toàn cho con yêu nhé! Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc!