Nhiều người thường dùng trái cây để thay thế cả bữa ăn chính khi giảm cân, nhưng không phải loại quả nào cũng có thể ăn lúc bụng đói.
- 3 loại nước uống ‘THẦN THÁNH’ giúp mát gan, giải độc, mẹ bầu lưu lại dùng trong mùa hè
- Loại cỏ mọc hoang được ví là "thần dược", "cỏ thiêng", quý hơn nhân sâm, có giá lên tới 20 triệu đồng/kg
Theo các chuyên gia sức khỏe, cùng 1 loại trái cây nhưng thời điểm ăn sẽ quyết định mức độ có ích hay có hại đến sức khỏe của bạn. Bác sĩ người Mỹ Herbert Shelton, người đã nghiên cứu nhiều năm về vấn đề này cho biết: “Nếu ăn trái cây đúng cách, chúng ta sẽ có được sức khỏe, năng lượng, hạnh phúc và không béo phì”. Ngược lại, ăn trái cây sai cách, sai thời điểm có thể mang lại bệnh tật và đau đớn.
Trong khi một số loại trái cây được ăn khi đói sẽ cung cấp nhiều năng lượng, tốt cho sức khỏe như kiwi, dâu tây, táo tàu, dưa hấu… thì cũng có không ít loại trái cây mà các chuyên gia khuyên không nên ăn vào thời điểm này vì chúng có thể gây ra bệnh dạ dày và nhiều bệnh tiêu hóa khác.
1. Quả dứa
Dứa là trái cây nhiều nước, mát, được yêu thích vào mùa hè, tuy nhiên, ăn dứa khi đói sẽ gây ra ngộ độc nhẹ với các triệu chứng như nôn nao, khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi. Hiện tượng này thường được gọi bằng cái tên quen thuộc là “say dứa”, nguyên nhân là do các chất hữu cơ và chất bromelain có trong quả dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột gây ra các phản ứng kích thích.
Ngoài ra, dứa còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, khi bụng rỗng và dạ dày bị kích thích sẽ tạo ra phản ứng từ chối hấp thụ, gây buồn nôn và đầy bụng.
2. Quả chuối
Rất nhiều người có thói quen ăn chuối khi đói vì nghĩ nó chứa nhiều chất dinh dưỡng và có vị ngọt nên bổ sung năng lượng nhanh, tuy nhiên thực tế lại không phải như vậy.
Chuối rất giàu magie và các chất dinh dưỡng khác nên nếu ăn chuối trong tình trạng bụng đói sẽ gây ra sự gia tăng đột biến về số lượng magie trong máu (chứng tăng magie máu), mất cân bằng canxi, gây ức chế tim mạch, không có lợi cho sức khỏe. Ăn chuối lúc đói trong thời gian dài có thể gây ra các bệnh nguy hiểm về tim mạch và hô hấp, ảnh hưởng đến tính mạng.
3. Quả táo gai
Táo gai có vị chua nhẹ, ngọt thanh, thường được nhiều người sử dụng như món khai vị, tạo cảm giác ngon miệng trước bữa ăn. Nhưng sự thật là nếu bạn ăn loại quả này lúc bụng đói sẽ xảy ra chứng trào ngược axit dạ dày với triệu chứng ban đầu như đầy hơi, buồn nôn, đau bụng.
Do táo gai chứa nhiều axit hữu cơ và tannin, ăn nó khi đói thường xuyên sẽ làm tăng axit dịch vị, gây kích ứng niêm mạc dạ dày, hình thành sỏi dạ dày, cuối cùng gây ra các bệnh viêm loét, xuất huyết dạ dày.
4. Quả cam/quýt
Cam hay quýt đều chứa nhiều đường và axit hữu cơ, ăn khi bụng đói sẽ kích thích niêm mạc dạ dày và tăng axit dịch vị làm cho lá lách và dạ dày đầy nhanh, có cảm giác đầy hơi, nôn nao, ợ chua.
Các loại axit này cũng có thể bào mòn dạ dày nếu hấp thụ khi bụng rỗng trong thời gian dài, gây tổn thương đến niêm mạc, gây viêm loét dạ dày.
5. Quả hồng
Quả hồng chứa rất nhiều nhựa tự nhiên, pectin, axit tannic, sắc tố đỏ tannin và các chất khác, có thể tạo thành phản ứng hội tụ và kết tủa rất mạnh trong cơ thể. Nếu bạn ăn quả hồng khi bụng trống không, nó sẽ kết hợp với axit trong dạ dày tạo thành chất kết tủa cực mạnh, khiến hình thành sỏi dạ dày.