Ngô là một trong những món ăn được rất nhiều người yêu thích, có thể luộc, nướng, rang,... tùy vào sở thích mỗi người.
- 9 thực phẩm gây mất cơ bắp, hầu hết đều chứa "kẻ giết người thầm lặng" này
- Món ăn healthy: Bắp cải cuốn thịt mềm ngon, không dầu mỡ cả nhà thích mê
Tuy nhiên, ăn quá nhiều ngô có một số tác dụng phụ nguy hiểm.
1. Tác hại khi ăn quá nhiều ngô
Thiếu vitamin
Theo Guardian, nếu bạn ăn quá nhiều ngô, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh Pellagra rất cao. Bệnh Pellagra là bệnh lý do thiếu hụt vitamin B3 (vitamin PP), hay chất niacin trong cơ thể. Ngô cũng thiếu axit amin (lysine và tryptophan) cần thiết để giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh Pellagra.
Nếu ngô đang chiếm phần lớn trong chế độ ăn uống của bạn, thì hãy bổ sung các thực phẩm giàu vitamin để ngăn ngừa bệnh Pellagra.
Tăng đường huyết
Ngô không tốt cho người tiểu đường vì nó có thể làm tăng lượng đường trong máu do hàm lượng carbohydrate cao.
Vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều ngô thường xuyên.
Tăng cân
Ngô chứa một lượng lớn đường và carbohydrate. Ăn quá nhiều ngô có thể dẫn đến tăng cân. Những người đang ăn kiêng nên tránh ăn nhiều ngô.
Siro ngô được coi là tệ hơn đường ăn thông thường, có hàm lượng đường Fructose cao. Mặc dù nó chứa nhiều calo nhưng lại không cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Nhiều chuyên gia tin rằng, đường fructose là một trong những yếu tố chính gây ra tình trạng béo phì, tiểu đường, bệnh tim, thậm chí là ung thư.
2. Ăn mấy bắp một ngày là tốt nhất?
Theo Webmd, một bắp ngô lớn tương đương với khoảng 1 cup hạt ngô. Thành phần dinh dưỡng trong bắp ngô lớn gồm:
- Lượng calo: 123
- Protein: 4,6 gam
- Chất béo: 1,9 gram
- Carbohydrate: 26,7 gram
- Chất xơ: 2,9 gram
- Đường: 9 gram
Ngô chứa một lượng carbohydrate tương đối lớn. Nó cũng chứa nhiều tinh bột và có thể làm tăng lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Do đó, bạn phải ăn ngô điều độ và có một chế độ ăn uống cân bằng.
Theo Sohu, bạn chỉ nên ăn 1 bắp ngô luộc có kích thước vừa phải mỗi ngày, không nên ăn quá nhiều.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.