3 loại cá bày bán đầy chợ nhưng "ngậm" đầy độc tố: Cái số 2 nhiều người không biết vẫn mua ăn vì tưởng bổ

Dinh dưỡng 03/08/2024 05:00

Theo các chuyên gia, những loại cá ngậm thủy ngân, hay kim loại nặng khác khi tiếp xúc hay xâm nhập vào cơ thể con người, sẽ kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển, gây tổn thương các cơ quan, nghiêm trọng hơn là gây ra tử vong.

Dưới đây là 3 loại cá chứa nhiều độc tố hoặc có nguy cơ nhiễm nhiều kim loại nặng nhất, ăn nhiều sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe: 

1. Cá nóc

Cá nóc được đánh giá là loài có độc tố đứng thứ hai chỉ sau loài ếch độc phi tiêu vàng. Phần độc của cá nóc là tetrodotoxin có trong nội tạng, da, cơ bụng, túi tinh và đặc biệt là trong trứng cá. Tetrodotoxin tác động rất nhanh lên hệ thần kinh, gây tê liệt cơ bắp, khó thở và có thể dẫn đến tử vong trong vòng vài giờ sau khi tiêu thụ.

Chỉ có những đầu bếp được đào tạo chuyên nghiệp mới có thể chuẩn bị cá nóc một cách an toàn. Tuy nhiên, ngay cả trong những điều kiện tốt nhất, vẫn có rủi ro tồn tại.

3 loại cá bày bán đầy chợ nhưng 'ngậm' đầy độc tố: Cái số 2 nhiều người không biết vẫn mua ăn vì tưởng bổ - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

2. Cá rô phi

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia về Công nghệ sinh học và thực phẩm, cá rô phi thường sống ở tầng đáy nên có nguy cơ nhiễm kim loại nặng cao hơn các loại cá sống ở tầng nổi. Hoặc nếu cá được nuôi hoặc sống trong môi trường đất, nước bị ô nhiễm, hoặc thức ăn có chứa tồn dư hóa chất thì nguy cơ nhiễm hóa chất sẽ cao hơn nhiều.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng cảnh báo, khi ăn cá rô phi có nhiễm kim loại nặng thường không gây ngộ độc ngay, nhưng chúng sẽ tích tụ dần trong cơ thể và gây hại sức khỏe về lâu dài. 

3 loại cá bày bán đầy chợ nhưng 'ngậm' đầy độc tố: Cái số 2 nhiều người không biết vẫn mua ăn vì tưởng bổ - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

3. Cá khô 

Được biết, đối với cá khô được phơi và bảo quản theo cách truyền thống, cá khô được ướp rất nhiều muối nên ăn thường xuyên hoặc ăn nhiều cá khô đồng nghĩa với việc cơ thể đang nạp vào lượng lớn muối, khiến khiến huyết áp tăng cao, có thể làm vỡ hoặc tắc nghẽn các động mạch. 

Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có nhiều loại cá khô được nhập từ nhiều nơi có nguồn gốc không rõ ràng, tiềm ẩn nguy cơ bị sử dụng nhiều chất bảo quản, các hóa chất độc hại khác. Do vậy, nếu dùng cá khô nhiều lần liên tục sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người dùng.

3 loại cá bày bán đầy chợ nhưng 'ngậm' đầy độc tố: Cái số 2 nhiều người không biết vẫn mua ăn vì tưởng bổ - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Cách nhận biết cá tươi ngon

Quan sát mắt cá: Cá tươi mắt lồi trong veo, giác mạc trong suốt đàn hồi có thể thấy rõ phần con ngươi bên trong. Cá ươn mắt bị mờ, màu trắng đục hoặc xỉn màu.

Dựa vào mùi cá: Cá tươi có mùi tang đặc trưng, cá ươn lại có mùi hôi khó chịu.

Dựa vào thịt cá: Cá tươi có độ đàn hồi cao, khi ấn vào sẽ cảm nhận được thớ thịt chắc và đàn hồi. Cá ươn phần vảy thường dễ bong ra khi đụng vào, dễ tróc và màu tái nhợt.

3 loại rau giúp mẹ bỉm lợi sữa, loại thứ 3 vừa rẻ lại ngon

Không phải bà mẹ nào khi sinh con cũng có sẵn nguồn sữa dồi dào. Có nhiều người phải rất lâu sau đó mới có sữa cho con ti. Vì vậy, bổ sung rau để gọi sữa trong thời gian sau sinh là điều hợp lí nhất để không gây ảnh hưởng đến mẹ và con.

TIN MỚI NHẤT