Sau chuyến công tác dài ngày từ nước ngoài trở về, việc chăn gối giữa hai vợ chồng tôi phải vào giai đoạn "ôn luyện". Mọi thứ lại như mới bắt đầu. Chúng tôi đều hăng hái vì thời gian xa nhau quá lâu và dường như anh ấy ngày càng ham muốn nhiều hơn.
- Muốn hiểu lý do đàn ông ngoại tình, hãy nghe 7 lời vàng ngọc của gã trai theo đuổi chế độ một vợ một bồ trong “Thế giới hôn nhân”
- 4 điều tai hại biến một gia đình lụn bại
Rồi một lần ân ái, anh ấy không làm như chúng tôi vẫn từng làm mà muốn "yêu theo kiểu Pháp". Đương nhiên tôi hiểu ý anh muốn nói nhưng ngay lúc đó tôi có cảm giác kiểu yêu đó không "ngoan". Và tôi từ chối.
Những lần sau mặc dù còn e dè nhưng chồng tôi vẫn muốn làm như thế. Có lần khi tôi hôn anh, anh nhẹ nhàng đẩy nụ hôn của tôi xuống. Tôi giả vờ không hiểu ý anh và lại nhoài người lên. Anh tỏ ra bất lực nhưng vẫn yêu chiều tôi theo cách mà chúng tôi đã từng yêu nhau.
Tôi nhận thấy cách yêu của anh khác lạ từ khi anh đi công tác về. Dần dần tôi chợt nảy sinh một mối nghi ngờ về lòng chung thủy của anh. Tôi nghĩ trong quá trình công tác anh đã quan hệ cùng người đàn bà khác và cái kiểu Pháp đó chắc là do anh đã được người ta "chiều" nên hóa "nghiện".
Sự khó chịu vì những đòi hỏi thái quá của anh cộng với những nghi ngờ khiến tôi cảm thấy ghê sợ khi gần gũi anh. Tôi bắt đầu kiếm cớ lảng tránh những cuộc ái ân, hoặc kêu mệt để anh về đích sớm. Bản thân tôi không còn mấy cảm giác trong chuyện ấy. Tôi lo sợ anh có quan hệ bên ngoài, yêu theo kiểu bệnh hoạn và không chừng mang bệnh về cho tôi.
Chúng tôi chưa có con, tôi mang điều này tâm sự với một người chị thân thiết để có thêm kinh nghiệm thì được chị ấy cho biết: Trong "chuyện ấy", không bao giờ nên làm bất cứ cái gì mà bản thân không thích. Vậy nên, nếu như "tình yêu kiểu Pháp" của chồng không hợp gu, thì tôi không bắt buộc phải chiều chồng. “Yêu” cách đó thường gây cho mọi người cảm giác rất khác nhau. Người này đắm đuối với hành vi âu yếm kiểu đó, người kia lại "ghê sợ". Nhưng nếu quan điểm của tôi cho rằng yêu như vậy là bệnh hoạn thì hơi phóng đại.
Chị khuyên tôi cũng không nên nghi ngờ chồng "ăn phở " vì không có cơ sở. Cũng rất có thể anh ấy đã học được trên sách vở hoặc tài liệu nào đó dạy về cách ái ân, khi về anh ấy muốn cho tôi cảm giác mới lạ. Bản thân anh ấy cũng muốn "cải thiên" việc chăn gối của hai người. Do vậy chị khuyên tôi nên cho mình thời gian, bởi đó không phải là "tình yêu" dành cho đối tượng mới lập gia đình, nó đòi hỏi một chút lòng can đảm và kinh nghiệm trận mạc của cả hai, và người đi tiên phong thường là đàn ông. Nghe vậy nhưng tôi vẫn khá là băn khoăn.
Mong quý độc giả cho tôi lời khuyên.