Hãy ăn lựu đúng cách để không gây hại cho sức khỏe của bạn và cả gia đình mình nhé!
- Rước cả ổ bệnh vào người chỉ vì thói quen ăn canh kiểu này
- Chữa khỏi bệnh tiểu đường chỉ với 1 ly nước ép từ mướp đắng
Quả lựu là một trái cây có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Từ xưa, quả lựu đã trở thành một trong những thành phần trong phương pháp Ayurveda – khoa học y tế có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo.Thêm nữa, lựu là loại quả rẻ tiền và có ở bất cứ đâu.
Trong quả lựu có chứa nhiều chất oxy hóa, vitamin C và nhiều dưỡng chất khác có tác dụng làm đẹp, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, khi ăn lựu cần lưu ý những điều sau đây:
Ăn lựu tốt nhất nên bỏ hạt
Hạt lựu chín có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa và tác dụng tẩy giun hiệu quả. Tuy nhiên thực tế đã có trường hợp trẻ em nguy kịch vì tắc ruột do ăn nhiều hạt lựu.
Vì vậy, khi ăn không nên nuốt hạt lựu, với người lớn thì cần nhai kỹ trước khi nuốt.
Để tận dụng hết được những dưỡng chất có trong quả lựu, bạn có thể cho lưu ép lấy nước, hoặc có thể kết hợp với một số hoa quả khác như: lê, sơ-ri, xoài hoặc quýt để được cốc nước ngon thơm ngon như ý.
Những người hạn chế ăn lựu
- Những người bị bệnh viêm dạ dày.
- Những người bị sâu răng hay gặp các vấn đề về răng miệng. Nếu vẫn muốn thưởng thức loại quả này, sau khi ăn bạn phải đánh răng ngay lập tức.
- Những người bị nóng trong người, đặc biệt là trẻ em.
- Bệnh nhân bị đái tháo đường, vì lựu có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu, nhưng không phải là loại quả lý tưởng để ăn thường xuyên.
Mẹo hay:
Bình thường chúng ta thường dùng dao cắt đôi trái lựu ra để ăn. Tuy nhiên cách này sẽ làm cho lựu bị mất nhiều nước và nhìn không được ngon. Thay vào đó, chúng ta có thể cắt bỏ một ít phần đầu của nó, rồi khía các đường chạy dọc thân trái lựu. Chú ý không đưa dao vào quá sâu sẽ cắt vào phần thịt bên trong. Sau đó, nhẹ nhàng tách nó ra theo các đường đã khía.