Nếu bạn là một người bận rộn thì việc hâm nóng thức ăn sẽ giúp tiết kiệm chi phí, thời gian. Tuy nhiên, một số món ăn sau khi hâm nóng sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn, cần hết sức lưu ý.
Để tránh lãng phí và tiết kiệm thời gian nấu nướng, nhiều người có thói quen hâm đi hâm lại thức ăn. Nhưng, họ lại không hề biết rằng bản thân đã vô tình biến chúng thành “thuốc độc”. Việc hâm nóng một số loại thức ăn có thể gây ngộ độc và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Dưới đây là những món ăn - và những hệ lụy kèm theo - bạn cần hết sức chú ý những khi muốn hâm nóng lại chúng:
Cần tây - gây ung thư
Chất nitrat có trong cần tây sẽ chuyển hóa thành nitrit khi được hâm nóng, từ đó sinh ra chất gây ung thư. Chính vì vậy khi chế biến món ăn có cần tây, bạn nên nấu vừa đủ để tránh lãng phí cũng như không cần phải hâm nóng lại.
Nấm - gây hại hệ tiêu hóa, tim mạch
Đây là thực phẩm bạn nên ăn hết trong ngày. Thành phần protein phức tạp có trong nấm khi hâm nóng sẽ bị biến dổi, gây những ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và tim mạch.
Thịt gà - ảnh hưởng hệ tiêu hóa
Tương tự như nấm, thịt gà cũng chứa các protein dễ bị biến đổi khi hâm nóng, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nếu muốn dùng lại phần thịt gà của ngày hôm trước, thay vì hâm lại bạn có thể làm món xà lách lạnh hoặc sandwich lạnh.
Trứng - ảnh hưởng xấu đến đường ruột
Không nên để trứng tiếp xúc nhiều lần với nhiệt độ cao, hâm nóng trứng sau khi đã luộc hay chiên có thể biến chúng trở nên độc hại, gây ảnh hưởng xấu đến lợi khuẩn trong đường ruột.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hâm nóng trứng luộc còn khiến lượng protein có trong thực phẩm này bị phá hủy.
Củ cải và củ dền - gây ung thư
Củ cải và củ dền thường được dùng để nấu canh hoặc làm những món hầm. Đây cũng là 2 loại thực phẩm có lượng nitrat cao. Khi hâm nóng ở nhiệt độ cao, lượng nitrat này sẽ bị biến đổi thành nitrit và làm tăng nguy cơ gây ung thư.
Rau bina - gây ngộ độc
Khi chế biến món ăn với rau bina, bạn không nên hâm nóng lại bởi hàm lượng nitrat cao trong thực phẩm này có thể bị phá vỡ và chuyển thành nitrit độc hại. Nitrit là chất gây ảnh hưởng đến mức độ oxy hóa trong máu và gây ngộ độc thức ăn.