Có bức xạ trong tủ lạnh không? Tủ lạnh có ảnh hưởng đến hương vị của thực phẩm không? Dưa hấu để tủ lạnh sẽ gây tiêu chảy? Không phải ai cũng biết đáp án của những câu hỏi này.
- 4 sai lầm điển hình khi luộc trứng mà nếu không thay đổi ngay thì chẳng khác nào ăn cũng như không
- 8 loại thực phẩm để đông lạnh còn tốt hơn, ngon hơn lúc tươi sống
Có bức xạ trong tủ lạnh không?
Có, nhưng nó không có hại.
Về cơ bản, các thiết bị điện gia dụng có thể tạo ra từ trường và từ trường sẽ lan ra môi trường xung quanh dưới dạng sóng điện từ, hay còn gọi là bức xạ.
Tuy nhiên, theo cường độ thì bức xạ có thể được chia thành hai loại. Một là bức xạ ion hóa, năng lượng của nó rất lớn và có thể phá vỡ các liên kết hóa học, gây thiệt hại cho cơ thể con người. Bức xạ thứ hai là loại không ion hóa. Năng lượng bức xạ được tạo ra bởi các thiết bị gia dụng rất thấp và thuộc về bức xạ không ion hóa.
Tất nhiên, năng lượng thấp cũng là năng lượng. Vậy tiếp xúc lâu dài có ảnh hưởng gì đến cơ thể hay không? Về điều này, các nhà khoa học trên khắp thế giới đã thực hiện hàng chục ngàn nghiên cứu và cho đến nay không có bằng chứng nào về ảnh hưởng sức khỏe của bức xạ không ion hóa được tìm thấy.
Tuy nhiên, để thận trọng, có các yêu cầu về cường độ từ trường của các thiết bị gia dụng, không được mạnh hơn 100 µT. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, cường độ từ trường ở khoảng cách 3 cm so với tủ lạnh là khoảng 0,5 µT đến 1,7 µT, ít hơn nhiều so với giới hạn. Vì vậy bạn không có gì phải lo lắng.
Tủ lạnh sẽ ảnh hưởng đến hương vị của thực phẩm?
Có, nhưng nó cũng có những ưu và nhược điểm riêng.
Bởi hương vị là một khái niệm rất chủ quan. Vì vậy, hãy lấy tinh bột làm ví dụ để nói về ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đối với hương vị của nó.
Có hai loại tinh bột trong gạo và lúa mì. Một được gọi là amyloza, có kết cấu kết chặt như một sợi dây. Cái còn lại được gọi là amylopectin, có nhiều nhánh, nhưng cấu trúc không quá chặt chẽ. Trong quá trình nấu, cấu trúc của cả hai loại sẽ dần dần tách ra và trở nên lỏng lẻo. Sau đó, khi nhiệt độ giảm, chúng sẽ trở lại như ban đầu. Tuy nhiên, riêng amylopectin sau khi tổng hợp lại sẽ có cấu trúc gọn hơn, tạo thành một loại tinh bột kháng.
Tinh bột kháng này ảnh hưởng một chút đến hương vị. Nhưng nó có chỉ số đường huyết sau ăn rất thấp. Tức là ăn nhiều tinh bột kháng thì lượng đường trong máu tăng chậm hơn so với tinh bột ban đầu.
Quá trình chuyển hóa này bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố. Một là hàm lượng amyloza. Gạo nếp và tinh bột khoai tây có ít amyloza hơn gạo tẻ. Thứ hai là nhiệt độ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá trình chuyển hóa nhanh nhất ở khoảng 4 ° C. Do đó, cho gạo vào tủ lạnh có thể thúc đẩy quá trình này. Yếu tố cuối là chất béo. Nói tóm lại, việc thực phẩm thay đổi hương vị do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đôi khi cũng không phải là điều xấu.
Ăn quá nhiều đồ ăn để qua đêm trong tủ lạnh sẽ gây ung thư?
Không.
Một số người lo lắng rằng nồng độ Nitrit có trong thức ăn thừa sẽ tiếp tục tăng cao, ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
Tuy nhiên, các kết quả đo trong thực nghiệm cho thấy nồng độ nitrit thực sự sẽ tăng khi thức ăn thừa được để ở nhiệt độ phòng trong 48 giờ. Nhưng nó cũng không vượt quá giới hạn an toàn. Và nếu được đặt trong tủ lạnh, tốc độ tăng nitrit sẽ chậm hơn.
Dưa hấu để trong tủ lạnh ăn sẽ gây tiêu chảy?
Đó không phải là vấn đề của tủ lạnh, mà là vấn đề của vi khuẩn.
Bởi theo đặc điểm về nhiệt độ ưa thích, vi khuẩn có thể được chia thành ba loại ưa nhiệt độ thấp, nhiệt độ cao và nhiệt độ trung bình. Phần lớn vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn ưa ấm (mesophilic), nhân lên nhanh nhất ở khoảng 37 độ C. Nhiệt độ của tủ lạnh chủ yếu là 4 độ C, nhiệt độ của tủ đông càng thấp hơn, vì vậy nó có thể trì hoãn rất nhiều sự phát triển của vi khuẩn.
Tuy nhiên, trì hoãn không có nghĩa là tiêu diệt. Nếu đã tồn tại vi khuẩn trong thực phẩm, nó vẫn có thể nhân lên và gây hại cho con người.
Nguyên tắc sử dụng tủ lạnh đúng cách
Có bốn nguyên tắc chính.
Trước hết, hãy dành thời gian rửa cạch rau, trái cây, thịt cá cũng nên được làm sạch trước khi cho vào tủ lạnh. Đặc biệt chú ý rửa tay sạch vì vi khuẩn có thể truyền từ tay vào thực phẩm trước khi bỏ vào tủ lạnh.
Thứ hai, thực phẩm sống và chín nên được xử lý riêng để tránh lây nhiễm chéo trong tủ lạnh.
Thứ ba, trong quá trình chế biến thực phẩm, chúng ta phải chú ý đến nhiệt độ và thời gian. Đối với một số loại thực phẩm, cần phải nấu chín kỹ mới có thể tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh.
Cuối cùng, thực phẩm chế biến nên được cho vào tủ lạnh càng sớm càng tốt (1 - 2 giờ) để tránh bị ô nhiễm bởi môi trường. Đồng thời, nên ăn càng sớm càng tốt (tốt nhất là không quá 1 tuần), đối với cả thịt đông lạnh.
Cuối cùng, hãy thường xuyên vệ sinh tủ lạnh để bảo vệ cho thiết bị và cả sức khỏe của bản thân mình.