Trẻ ăn trái cây có nhiều lợi ích nhưng có những loại không nên ăn vì có thể gây hại cho đường ruột và dạ dày trẻ. Cha mẹ hãy lưu ý nhé, dưới đây là 7 loại quả người lớn ăn tốt nhưng trẻ con ăn dinh dưỡng đâu chẳng thấy, chỉ hại người.
- Ngô rất giàu dinh dưỡng nhưng có 4 đối tượng tuyệt đối không nên ăn ngô
- 10 loại rau củ hoàn toàn không chứa đường, càng ăn càng có lợi cho sức khỏe
Hầu hết các loại trái cây đều chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều loại trái cây rất có lợi cho sự phát triển của trẻ em. Nhưng có những loại lại không hề tốt, đó chính là:
1. Sầu riêng
Sầu riêng được mệnh danh là vua của các loại trái cây. Trên thị trường trái cây, giá sầu riêng cũng không hề rẻ, tuy có mùi hơi đặc biệt nhưng không thể phủ nhận sầu riêng là loại quả được không ít người thích.
Sầu riêngcó hàm lượng dinh dưỡng rất cao nhưng tại sao trẻ em lại không ăn được? Vì sầu riêng là loại trái cây nhiệt đới nên chứa hàm lượng calo rất cao, khi trẻ còn nhỏ thì cơ thể đang trong tình trạng bốc hỏa, nếu ăn sầu riêng vào thời điểm này trẻ sẽ tức bụng, gây hại cho đường ruột và dạ dày của trẻ. Vì vậy, nên hạn chế cho trẻ nhỏ ăn sầu riêng.
2. Kiwi
Quả kiwi cũng chiếm vị thế rất cao trong các loại trái cây. Nó giàu vitamin C, có lợi cho cơ thể con người, mùi vị cũng rất ngon nên trẻ con thích ăn nhưng quả kiwi lại chứa chất gây dị ứng.
Vì trẻ còn nhỏ nên chưa biết cơ thể bị dị ứng với chất gì, nếu trẻ ăn kiwi có khả năng khiến trẻ bị dị ứng. Ngoài ra kiwi cũng có tính lạnh, nếu trẻ ăn quá nhiều sẽ gây khó chịu đường tiêu hóa, thậm chí gây táo bón. Nói chung nên hạn chế cho trẻ nhỏ ăn kiwi.
3. Dứa
Dứa là loại trái cây này rất phổ biến đặc biệt là vào tháng 4 và tháng 5. Dứa có vị chua và ngọt được nhiều người yêu thích, tuy nhiên loại trái cây này không được khuyến khích cho trẻ nhỏ vì thành phần của nó ảnh hưởng đến sự hấp thụ đường ruột của cơ thể.
Nó chứa nhiều axit thực phẩm làm tăng tải trọng cho đường ruột, sẽ gây hại cho đường ruột và ảnh hưởng đến nhu động ruột của trẻ. Nó có thể làm chậm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.
Bên cạnh đấy, dứa có chứa một chất gọi là protease, có tác dụng phụ nhất định đối với làn da của con người. Những người bị dị ứng ăn phải có thể gây ngộ độc dứa mà người ta gọi là “bệnh dứa”. Đặc biệt không thích hợp cho trẻ sơ sinh một tuổi và trẻ sơ sinh bị dị ứng.
Nếu trẻ dưới một tuổi thường xuyên ăn dứa có thể khiến trẻ chậm phát triển, chỉ tăng cân mà không cao lớn, trẻ còn chậm biết đi, chậm nói. Do đó, nếu bố mẹ muốn cho bé ăn dứa thì hãy đợi đến khi bé lớn hơn.
4. Vải thiều
Vải thiều chứa hàm lượng đường cao, giàu axit hữu cơ, các muối khoáng Ca, Fe, P, các vitamin B1, B2, C. Ngoài việc dùng ăn tươi, vải có thể phơi khô để ăn cũng rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, vì hàm lượng đường cao nên ăn nhiều dễ làm tăng đường huyết nhanh, điều này rất không có lợi cho những người mệt mỏi do bệnh tiểu đường. Trẻ em cũng không nên ăn nhiều dễ sinh mụn nhọt, mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 100g vải tươi( 5-6 quả).
5. Nhãn
Nhãn chứa nhiều protein, chất béo và đường tự nhiên tốt cho sức khỏe của bé. Ngoài ra, nhãn rất giàu các vitamin và chất khoáng như vitamin A, C, kali, phospho, sắt… Tuy nhãn có nhiều chất tốt cho sức khỏe của bé nhưng nhãn lại nóng nên bé ăn nhiều sẽ làm mụn, nhọt nổi lên. Với những bé đang bị nổi mụn thì cần hạn chế nhãn.
6. Nho
Nho có vị ngọt và đầy đủ chất dinh dưỡng nên là món ăn vặt tốt cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vỏ nho rất khó tiêu hóa hoàn toàn, độ cứng của nho và kích thước của nó có nguy cơ gây ngạt thở cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Thậm chí nếu cắt đôi, những quả nho này vẫn còn có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nho khô có kích thước lớn cũng có nguy cơ gây ngạt thở. Nếu vẫn muốn cho trẻ ăn, bạn nên cắt miếng thật nhỏ để tránh gây hóc nghẹn.
7. Dưa hấu
Dưa hấu có vị ngọt và mọng nước, làm dịu cơn khát. Ngoài không chứa chất béo và cholesterol, dưa hấu còn chứa nhiều glucose, axit malic, fructose, protein axit amin, lycopene và giàu vitamin C.
Tuy nhiên, dưa hấu có tính lạnh, trong thời gian ngắn nếu cho bé ăn nhiều dưa hấu, sẽ dẫn đến loãng dịch vị, cộng với chức năng tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, dạ dày sẽ bị rối loạn chức năng đường ruột, gây nôn trớ, tiêu chảy. Nếu bé bị tiêu chảy, không nên cho ăn dưa hấu hoặc cho ăn ít hơn.
Trong một số trường hợp, không nên cho trẻ ăn dưa hấu
Không cho trẻ ăn dưa hấu khi mới bắt đầu bị cảm lạnh, nếu không sẽ làm bệnh cảm thêm trầm trọng hoặc kéo dài thời gian chữa bệnh.
Trong giai đoạn đầu của bệnh cảm cúm, khi mầm bệnh đang ở bên ngoài, ăn dưa hấu tương đương với việc uống thuốc thanh nhiệt, sẽ khiến mầm bệnh làm nặng thêm bệnh cảm hoặc kéo dài thời gian chữa bệnh.
Tuy nhiên, khi tình trạng cảm trở nên trầm trọng hơn và có các biểu hiện sốt như sốt cao, khát nước, đau họng, … bạn có thể ăn dưa hấu trong khi uống thuốc bình thường để giúp cảm lạnh mau lành.