Có 4 loại rau củ quả “bốc mùi khó chịu”, nhưng lại có giá trị dinh dưỡng rất cao, thậm chí có thể ngừa ung thư. Đó là những thực phẩm nào ?
- Thịt gà là “cực phẩm” trị bách bệnh của Đông y nhưng riêng 5 bộ phận này lại là “ổ độc tố” cần tránh xa
- 5 loại hải sản chứa đầy thủy ngân, độc tố, ăn nên cẩn thận kẻo ngộ độc như chơi
1, Sầu riêng
Sầu riêng là loại thực phẩm "nặng mùi" nhất mà mọi người đều biết. Loại trái cây này có nguồn gốc Thái Lan được được gọi là "vua trái cây"vì chúng rất giàu vitamin C, hỗ trợ chữa lành vết thương, giúp giảm cholesterol và cải thiện lưu lượng máu.
Ngoài ra, trong sầu riêng còn chứa nhiều vitamin B giúp cải thiện tâm trạng, giảm bớt trầm cảm.
Đồng và sắt có trong sầu riêng là những chất cần thiết cho sự hình thành và tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Sầu riêng cũng chứa mangan giúp hỗ trợ cho xương và sức khỏe da.
Kali trong sầu riêng giúp điều hòa nhịp tim. Ngoài ra, chất trytophan còn được gọi là thuốc ngủ tự nhiên và nó có trong sầu riêng. Điều này có nghĩa là, sầu riêng sẽ giúp hỗ trợ bạn có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Cuối cùng, sầu riêng chứa nhiều phốt phát hay còn gọi là axit pholic. Loại chất này có thể hỗ trợ trong việc ngăn ngừa bệnh tim, phát triển bào thai (nếu bạn đang mang thai) và thậm chí còn giúp hỗ trợ chức năng não. Một khẩu phần ăn sầu riêng chứa khoảng 20% nhu cầu axit pholic hàng ngày của bạn.
2. Lá hẹ
Hẹ chứa nhiều vitamin nhóm B và khoáng chất quan trọng như đồng, pyridoxin, sắt, niacin, mandan, thiamin, canxi, riboflavin... Những chất dinh dưỡng này có tác dụng hỗ trợ các bộ phận chức năng trong cơ thể hoạt động tốt.
Hẹ cũng chứa nhiều vitamin K - loại vitamin chịu trách nhiệm cho sức khỏe xương của bạn. Chất flavonoid và lưu huỳnh tự nhiên có thể chống lại các gốc tự do và ngăn chặn chúng phát triển. Vì vậy, ăn hẹ có thể phòng ung thư đại tràng, vú, tuyến tiền liệt, phổi và dạ dày.
100g hẹ tươi chỉ chứa 30 calories nhưng chứa nhiều chất chống oxy hóa, chứa chất xơ, vitamin, canxi và khoáng chất bổ dưỡng cần thiết cho nhiều bộ phận của cơ thể.
3. Mùi tây
Thành phần vitamin A và Vitamin C có trong rau mùi tây, giúp tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, phòng tránh bệnh tật. Rau mùi có khả năng kích thích cơ thể tiết ra insulin, chống lại bệnh tiểu đường, làm giảm lượng đường và kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.
Một hợp chất được tìm thấy trong mùi tây là Apigenin được nghiên cứu có khả năng chống lại bệnh ung thư, nhất là căn bệnh ung thư phổi.
Nhờ hoạt chất borneol và linalool có khả năng hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả, giúp điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa như: ăn không tiêu, nôn mửa, kiết lỵ, viêm ruột kết.
Ngoài ra mùi tây chứa hàm lượng dồi dào các chất vitamin A, C, B1, B2 và chất sắt, mùi tây có khả năng giúp điều trị bệnh thiếu máu một cách an toàn và hiệu quả.
4. Củ tỏi
Tính chất kháng khuẩn của tỏi rất mạnh, nó thậm chí có thể giúp điều trị đau họng khi bị cảm cúm.
Hợp chất hữu cơ allicin trong tỏi có khả năng cản trở sự hoạt động của các gốc tự do và tiêu diệt vi khuẩn.
Ở dạng phân hủy, allicin chuyển hóa thành axit sulfenic, tạo phản ứng nhanh với các gốc tự do, giúp phòng ngừa sẹo mụn, các bệnh ngoài da và dị ứng.
Tỏi có chứa polysulfides, các phân tử lưu huỳnh giúp kích thích việc sản xuất các tế bào nội mạc, làm giãn cơ trơn và giãn mạch máu, giúp kiểm soát huyết áp.
Các hợp chất alli trong tỏi giúp làm chậm hoặc ngừng sự phát triển các tế bào ung thư trên cơ thể. Theo Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ, tỏi có thể làm giảm tỷ lệ các khối u ung thư dạ dày và đại trực tràng.
Tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu ích cho hệ xương như kẽm, mangan, vitamin B6, vitamin C. Lượng mangan cao, cùng với các enzyme và chất chống oxy hóa rất cần thiết cho sự hình thành xương, các mô liên kết, chuyển hóa xương và sự hấp thụ canxi.