Ăn cơm nóng hay cơm nguội thì tốt cho sức khỏe hơn là câu hỏi nhiều người quan tâm.
- Những thực phẩm đại kỵ với thịt bò, không nấu chung để tránh rước bệnh
- Trứng vỏ trắng hay nâu tốt hơn, phân biệt trứng thật giả như thế nào?
Cơm nguội là cơm ở nhiệt độ thấp hơn cơm mới nấu. Thông thường, phải mất 1,5 giờ để cơm nguội ở nhiệt độ phòng. Để quá trình này diễn ra nhanh hơn, mọi người có xu hướng cho cơm nóng vào tủ lạnh.
Lợi ích bất ngờ của cơm nguội
Theo các chuyên gia, cơm nguội là cơm có chứa hàm lượng tinh bột đề kháng (kháng tinh bột) cao hơn cơm vừa nấu chín. Kháng tinh bột là một dạng chất xơ mà cơ thể không tiêu hóa được. Song, nó lại có thể được lên men trong hệ tiêu hóa nhờ vi khuẩn có lợi.
Quá trình lên men này tạo ra các axit béo chuỗi ngắn, ảnh hưởng tới 2 hormone peptide là glucagon-1 (GPL-1) và peptide YY (PYY). Đây là những hormone giúp điều chỉnh cảm giác thèm ăn của chúng ta.
Bên cạnh đó, nó còn được gọi là hormone chống tiểu đường và béo phì. Bởi, chúng có thể cải thiện độ nhạy của insulin. Nhờ vậy mà giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Đồng thời còn có khả năng làm giảm mỡ ở bụng.
Ăn cơm nguội gây u bướu?
Đây là thông tin sai. Các chuyên gia y tế cho rằng hiện nay người dân đang rất sợ u bướu nên nhiều thứ vô tình cũng biến thành UT.
Thực chất, cơm nguội là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tinh bột và đường. Vì thế, nó rất dễ bị nhiễm khuẩn. Một khi bị nhiễm khuẩn, cơm nguội sẽ không tốt cho sức khỏe, nhẹ thì rối loạn tiêu hóa, nặng thì bị nhiễm độc tố cấp.
Tuy nhiên, cơm nguội mà bảo quản không đúng cách thì sẽ khiến nó bị hư, tăng nguy cơ bị nhiễm độc tố.
Cơm nguội chỉ an toàn nếu được nấu chín và để nguội đúng cách trong vòng 24 giờ. Nếu cơm thiu là đã bị biến chất, tuyệt đối không được ăn.
Ăn cơm nguội có thể hạ đường huyết?
So với cơm nóng, cơm nguội làm tăng đường chậm hơn một chút nhưng vẫn là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Một nghiên cứu cho thấy cơm nóng có chỉ số đường huyết là 91, sau khi để nguội là 88, vẫn là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Trên thực tế chỉ số đường huyết của cơm nóng và cơm nguội không khác nhau nhiều. Do đó, bạn có thể ăn cơm nóng hoặc lạnh, chỉ số đường huyết về cơ bản không thay đổi nhiều.
Lưu ý khi ăn cơm nguội
Hẳn nhiên cơm nguội hữu ích, nhưng trong một số trường hợp, bạn nên lưu ý. Khi bạn cho cơm vào tủ, hơi lạnh từ môi trường tủ lạnh sẽ hút hết mùi thơm và nước ra khỏi cơm. Cuối cùng, cơm của bạn sẽ trở nên khô và mất vị. Kể cả khi bạn hâm nóng, hương vị sẽ không được mềm và cơm của bạn khó có thể có mùi như cũ.
Ngoài ra, cơm thừa có thể có vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm từ B.cereus trong cơm nguội thể hiện qua các triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy và nhức đầu. Để tránh điều này, cần bảo quản cơm nguội đúng thời gian và ở nhiệt độ thích hợp. Nếu cơm có mùi lạ, thay đổi màu sắc, tuyệt đối không ăn.
Các gia đình nếu vô tình nấu nhiều cơm, ăn thừa thì ngay khi cơm còn nóng, hãy nhanh chóng làm lạnh thật nhanh. Có thể để cả ruột nồi cơm vào chậu nước lạnh cho nguội. Sau đó, cất ngay vào ngăn mát tủ lạnh.
Tuy nhiên, bạn cần nhớ là không nên bảo quản quá 24 tiếng. Đồng thời cũng không nên hâm lại cơm quá 2 lần vì sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng.