Các loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao và là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng với 2 loại này lại là cấm kỵ.
- Phụ nữ sau tuổi 40 đừng quên chăm sóc bản thân thật tốt: Ăn 5 thực phẩm giàu axit hyaluronic giúp chị em trẻ hơn
- Mận có 5 tác dụng sức khoẻ nhưng có những người không ăn tốt hơn
Bên cạnh việc là một món ăn ngon được ưa thích, các loại hạt còn là một nguồn thực phẩm dinh dưỡng cho sức khỏe con người. Các món như hạt điều, hạt óc chó, quả phỉ, hạt bí,... chứa các dưỡng chất đa dạng và có thể ăn hằng ngày. Thế nhưng các chuyên gia y khoa cảnh báo có 2 loại hạt được xác nhận là không những không có lợi mà còn độc hại rất cần chú ý:
1. Hạt bị mốc
Các loại hạt bị mốc là một vấn đề nghiêm trọng về an toàn thực phẩm, đặc biệt đối với các món như đậu phộng, hạnh nhân, quả óc chó và các loại hạt dễ bị ẩm khác.Trong quá trình bảo quản và vận chuyển, những thực phẩm này nếu gặp điều kiện không thích hợp như nhiệt độ, độ ẩm quá cao có thể bị nhiễm các loại nấm mốc như Aspergillus aflatoxin và Aspergillus parasiticus. Những loại nấm mốc này sẽ nhân lên trong điều kiện thích hợp và sinh ra độc tố nấm mốc có độc tính cao như aflatoxin B1. Aflatoxin B1 là một chất rất nguy hiểm, độc gấp 68 lần asen và có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho gan. Nó được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào loại chất gây ung thư loại 1 cho con người.2. Các loại hạt được chế biến quá kỹ
Hiện nay trên thị trường các sản phẩm hạt có thể được chế biến đa dạng như làm thành kẹo, kem, nướng muối,… Một lượng lớn đường, muối, bơ thực vật và các gia vị khác thường được thêm vào trong quá trình chế biến.Mặc dù những gia vị này có thể làm cho các loại hạt ngon hơn nhưng ăn quá nhiều chúng sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn. Ví dụ như với đường, chế độ ăn nhiều đường dễ dẫn đến béo phì và tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tụy và các bệnh khác. Ăn quá nhiều muối thì có liên quan chặt chẽ đến ung thư dạ dày, ung thư thực quản và các bệnh khác.