Da nhạy cảm là làn da rất dễ bị kích ứng với các tác nhân như kem dưỡng ẩm, tẩy da chết, sữa rửa mặt,... Vì vậy, khi tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm cần ghi nhớ 4 điều này.
- Muốn da trắng sáng căng mướt, hãy bỏ túi ngay tuyệt chiêu làm trắng da bằng hành tây siêu hiệu quả
- Cách làm kem trộn trắng da cấp tốc siêu tiết kiệm mà hiệu quả không ngờ
Trong tất cả các loại da, da nhạy cảm là làn da mỏng manh và “khó chiều” nhất. Chỉ cần một tác động nhỏ cũng khiến làn da trở nên rát đỏ, ngứa và khô sần. Do vậy, nhiều người lo ngại việc tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm có thể khiến làn da bị tổn thương và kích ứng.
Theo các chuyên gia, tẩy tế bào chết đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ những tế bào chết già cỗi để thay chỗ cho tế bào mới. Do đó, việc tẩy da chết là một thói quen tốt cho bất kỳ loại da nào, trong đó có da nhạy cảm. Việc này giúp làm sạch sâu da từ bên trong, da trở nên thông thoáng, se khít lỗ chân lông và ngăn chặn sự hình thành của mụn. Hơn nữa, loại bỏ da chết thường xuyên còn giúp hình thành hàng rào bảo vệ da, hạn chế các dấu hiệu kích ứng. Việc lấy đi các tế bào chết trên da nhạy cảm là rất cần thiết. Tuy nhiên, bước chăm sóc da này phải được thực hiện đúng cách với những lưu ý nhất định.
Lưu ý tẩy da chết cho da nhạy cảm (Ảnh minh họa)
Lựa chọn phương pháp tẩy da chết hóa học
Da nhạy cảm là loại da rất mỏng manh và dễ kích ứng. Vì vậy, bạn nên lựa chọn phương pháp tẩy da nhẹ nhàng, ưu tiên phương pháp tẩy da chết hóa học. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế sử dụng các phương pháp tẩy da chết cơ học quá mạnh, vì các dụng cụ như đá bọt, bàn chải có thiết kế quá cứng, việc ma sát liên tục có thể gây tổn thương cho da.
Dùng thử sản phẩm trước
Ảnh minh họa
Hãy tập thói quen thử sản phẩm trước khi dùng cho toàn bộ gương mặt để tránh kích ứng trên diện tích rộng. Như vậy, sau khi đã tìm được sản phẩm ưng ý thì hãy dùng thử một lượng vừa đủ cho vùng da ở cổ hoặc cổ tay và theo dõi phản ứng của da trong vòng 24 giờ. Sau đó, nếu không thấy các vấn đề như ngứa, rát, nổi mụn… bạn có thể yên tâm để dùng sản phẩm tẩy da chết đó cho toàn mặt. Ngoài ra, các sản phẩm tự nhiên hoặc có chiết xuất từ thiên nhiên được khuyên dùng cho da nhạy cảm.
Tần suất thực hiện
Ảnh minh họa
Thông thường, chúng ta vẫn được khuyên nên tẩy da chết đều đặn từ 2 – 3 lần/ tuần với những làn da thường. Tuy vậy, với da nhạy cảm thì tần suất này nên giảm xuống còn 1 – 2 lần/ tuần, thậm chí nếu da bạn quá yếu thì có thể áp dụng 2 lần/ tháng để hạn chế việc bào mòn da.
Sử dụng các sản phẩm kèm theo sau khi tẩy da chết
Tẩy tế bào chết cho da sẽ làm mất đi độ ẩm và tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, sau khi tẩy da chết bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm, toner hay nước hoa hồng để cân bằng lại độ ẩm cho da. Theo đó, bạn nên sử dụng sản phẩm có thành phần chống nắng, nếu không phải sử dụng kèm theo kem chống nắng để phòng ngừa tác hại do ánh nắng mặt trời
Ảnh minh họa
Tóm lại, da nhạy cảm là làn da mỏng mạnh và dễ kích ứng trước tác nhân bên ngoài. Vì vậy, khi tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm, bạn nên lựa chọn phương pháp tẩy da nhẹ nhàng, sản phẩm kèm theo có độ dịu nhẹ phù hợp với làn da.