Muốn con lớn nhanh khỏe mạnh thì các mẹ hãy ngừng ngay việc nấu chung những thứ này trong nồi cháo của con.
- Bị ép ăn vỏ tôm để có canxi bé trai 3 tuổi bị rách thực quản
- Cho trẻ ăn trứng gà cách này để nuôi não và kéo dài xương đùi cho con thần tốc trong 5 năm đầu đời
Rau cải + thịt gà
Theo Đông y, thịt gà vốn có vị ngọt, ấm mà rau cải lại có tính hàn nên khi phối hợp với nhau cơ thể sẽ tương khắc lẫn nhau, gây ra bệnh lỵ, tổn thương khí huyết của trẻ.
Khoai tây và cà chua
Khoai tây nấu chín cung cấp hàm lượng vitamin C khá cao mà cà chua cũng là thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Khi nấu chung sẽ hình thành chất khó tiêu, dẫn đến tình trạng đau bụng, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Hải sản + thịt lợn, thịt bò
Trong hải sản ngoài việc chứa asen hóa trị 5, chúng còn có rất nhiều canxi hỗ trợ tối đa sự phát triển của trẻ. Nhưng khi nấu chung với với thịt lợn hoặc thịt bò có thể sẽ gây kết tủa, khiến trẻ khó hấp thụ canxi.
Cà rốt + củ cải trắng
Cà rốt nấu củ cải trắng vô tình làm vô hiệu hóa tác dụng của vitamin C trong củ cải trắng, đồng thời phá hủy các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn.
Hải sản và cà chua, cam, chanh
Hải sản chứa rất nhiều asen hóa trị 5 (chất này không gây độc cho cơ thể), nhưng nếu mẹ kết hợp với những thực phẩm nhiều vitamin C vô tình làm asen hóa trị 5 sẽ chuyển thành asen hóa trị 3 (thạch tín), là chất độc có thể giết chết người nếu mẹ cho trẻ ăn lâu dài.
Thịt và đậu nành
Hàm lượng phốt pho có trong đậu nành có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của các loại thịt, đặc biệt là khi thịt càng nạc.
Cải bó xôi và đậu phụ
Khi kết hợp cải bó xôi và đậu phụ với nhau sẽ tạo ra magie oxalate và canxi oxalate, hai chất kết tủa không tiêu này có thể ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi của bé cũng như gây ra sỏi thận.
Gan động vật với cà rốt, rau cần
Trong gan động vật có hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion này có thể làm cho vitamin C có trong cà rốt, rau cần bị oxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra, các loại rau, củ này còn chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic, ảnh hưởng ngược lại tới khả năng hấp thụ sắt trong cơ thể trẻ.
Thịt gà với cá chép
Cho rằng thịt gà và cá chép đều là những thức ăn bổ dưỡng nên không ít chị em kết hợp nấu cháo cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, là một loại thịt có tính ôn, thịt gà khi kết hợp với thức ăn có tính hàn như cá chép sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt tới trẻ như đầy bụng, mụn nhọt.
Một số sai lầm khác khi nấu cháo cho con mà nhiều cha mẹ khác cũng hay mắc phải cần hết sức chú ý:
- Đổ thêm nước lạnh khi đang ninh xương
Đây là lỗi rất phổ biến nhiều mẹ mắc. Trong thịt, xương chứa nhiều protein và chất béo, khi đang đun nấu với nhiệt độ cao mà đổ thêm nước lạnh vào sẽ khiến các chất này nhanh chóng kết tủa, khiến cho thịt, xương cũng khó nhừ, dinh dưỡng và mùi vị đều bị biến đổi và giảm chất lượng.
- Nêm nhiều gia vị khi con bắt đầu ăn dặm
Trẻ bắt đầu tập ăn dặm nghĩa là bắt đầu học khái niệm thực phẩm từ nguyên bản, và do thận trẻ còn non nên hạn chế gia vị ngay từ thời gian đầu là cần thiết. Vị mặn, ngọt tự nhiên trong thịt, rau củ là đủ dùng mà không hại bé. Tới giai đoạn 9-11 tháng, mẹ có thể nên nêm thêm một chút ít gia vị vào.
Đối với trẻ nhỏ, không nên cho thêm mắm, muối vào thức ăn của trẻ, vì hai quả thận của trẻ vẫn còn yếu. Nêm mắm, muối vào thức ăn sẽ khiến thận của trẻ phải làm việc quá sức gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.
-Khuấy đảo thức ăn trong nồi liên tục
Khuấy đảo thức ăn liên tục không chỉ khiến đồ ăn dễ nát, nhũn mà còn làm giảm giá trị dinh dưỡng. Hơn nữa, đồ nát quá sẽ khiến món ăn kém hấp dẫn, làm bé chán ghét và gây bất lợi cho sức khoẻ của bé.