Bà ép ăn vỏ tôm để có canxi bé trai 3 tuổi bị rách thực quản, phải dùng kháng sinh trị biến chứng nhiễm trùng và cho bé ăn qua ống thông.
- Nếu bạn muốn nuôi dạy những đứa trẻ chăm chỉ làm việc nhà, sống tự lập, hãy thử "phương pháp Maya"
- Xử lý chứng táo bón ở trẻ
Ăn vỏ tôm để có canxi
Nghe người ta kháo vỏ tôm có nhiều chất canxi nên dù đã mua tôm to nhưng bà Nguyễn Thị Nan (Hà Tĩnh) vẫn ra sức dỗ dành để cháu ăn cả vỏ. Vì mới hơn 3 tuổi lại ăn uống trong tình trạng bất cẩn nên cháu bé đã bị hóc, bị vỏ tôm đâm chảy cả máu miệng.Sau đó, nghĩ rằng cháu mình vẫn còn vướng vỏ tôm trong miệng, người bà đã cố gắng móc họng tìm nhưng lấy không được. Tối về, thấy bé sốt cao, miệng cứ chảy nước miếng hoài, đồng thời quấy khóc nhiều nên người nhà đưa bé đến bệnh viện.
Sau khi chụp phim X quang, các bác sĩ thấy có tình trạng sưng mô mềm vùng trước cổ của cháu bé nhưng không thấy được dị vật nào cả.
Đến khi thực hiện nội soi đường ăn, mới gắp ra được phần vỏ tôm đang cắm vào thành sau họng, gây vết rách sâu dài khoảng 3cm ở thực quản.
Hậu phẫu thuật, cháu bé này buộc phải dùng kháng sinh trị biến chứng nhiễm trùng và cho bé ăn qua ống thông.
Lưu ý khi ăn tôm.Theo PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, mọi người không nên ăn tôm khi đang bị ho. Hệ hô hấp của người đang bị ho dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng, lâu khỏi.
Những người có tiền sử dị ứng, nhất là dị ứng hải sản, dị ứng thực phẩm thì tuyệt đối nên kiêng khem các món từ tôm, nhất là các món gỏi tôm, tôm nướng cũng như các đồ hải sản khác.
Những người có cholesterol cao cũng không nên ăn tôm bởi trong 100gr tôm có chứa tới 152mg cholesterol, đó là lý do vì sao những người máu nhiễm mỡ hay có tiền sử các bệnh liên quan đến tim mạch không nên ăn nhiều tôm.
Đặc biệt, không uống bia khi ăn tôm, bởi tôm sản sinh ra axit uric (nguyên nhân gây bệnh gout, sỏi thận…) và khi uống đồng thời với bia sẽ đẩy nhanh tốc độ hình thành của acid uric.
Lượng axit uric dư thừa sẽ tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm từ đó dễ dàng mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm, vô cùng có hại cho sức khỏe.
Lưu ý khi cho trẻ ăn tôm
Không ăn quá nhiều tôm
Có thể do tôm là một loại thực phẩm có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, dễ chế biến, dễ ăn mà các mẹ thường làm cho ông xã và các bé thường xuyên. Trên thực tế, các chất dinh dưỡng có trong tôm như đạm, canxi, sắt … nếu được hấp thụ quá nhiều thì sẽ có thể gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, khó tiêu, thậm chí đối với những người yếu bụng rất dễ dẫn đến tiêu chảy, tiêu chảy nặng.
Theo khoa học nghiên cứu:
+ Đối với người lớn chỉ nên ăn tối đa 100g tôm mỗi ngày.
+ Đối với trẻ em dưới 4 tuổi chỉ nên ăn hạn chế ở mức 20-50g thịt tôm mỗi ngày, tùy từng lứa tuổi.
Không ăn tôm chung với các loại hoa quả chứa vitamin C
Các mẹ nhớ nhé, nếu ăn chung tôm với các loại hoa quả chứa Vitamin C thì sẽ gây nguy hiểm. Co thể đầy bụng, buồn nôn, chóng mặt và thậm chí có thể gây ngộ độc chết người. Vì sao vậy? Vì độc tố có sẵn trong tôm khi kết hợp cùng vitamin C có thể tạo thành chất độc vô cùng nguy hiểm cho cơ thể.
Đó chính là ASEN 3 (còn gọi là thạch tín). Để bảo đảm an toàn nhất khi ăn tôm, các mẹ không nên nấu tôm với các loại rau, củ hay ăn kèm với các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C. Tốt nhất nên ăn các hoa quả chứa vitamin C cách ăn tôm ít nhất 4 tiếng đồng hồ các mẹ nhé.
Không ăn tôm khi bị ho
Đôi khi không để ý mà chứng ho dai dẳng lại là hậu quả của việc dị ứng thực thẩm, nhất là dị ứng với tôm gây nên. Vị tanh của tôm và phần vỏ cứng ma sát với niêm mạc họng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng ho dai dẳng, ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Chính vì vậy, khi bị ho, hạn chế ăn tôm để tránh tình trạng ho kéo dài và ho do dị ứng với tôm. Đặc biệt là các bé, nên kiêng tôm tuyệt đối khi các bé bị ho nhé.