Biếng ăn có thể dẫn tới thiếu các khoáng chất như kẽm, sắt, canxi, vitamin A, C,D…Từ đó khiến bé bị còi cọc, chậm lớn, suy giảm hệ miễn dịch.
- Những bài thuốc dân gian nổi tiếng trị bệnh viêm họng hạt cho trẻ em
- Mùa hè, cảnh báo côn trùng tấn công trẻ
"Trẻ biếng ăn phải làm sao?" là câu hỏi mà nhiều mẹ nuôi con nhỏ còn băn khoăn. Đặc biệt các các bé từ 2-3 tuổi hoặc chuẩn bị đi học. Trong giai đoạn này các bé không thích ăn rau xanh, đồng thời không thích thử các món mới. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, thấp còi, chậm lớn, suy giảm hệ miễn dịch. Vì vậy mẹ cần phải sớm khắc phục tình trạng biếng ăn của bé.
Các phương pháp sau đây sẽ giúp bé ăn ngon miệng trở lại và phát triển toàn diện.
1. Đa dạng thực đơn
Mỗi bé có nhu cầu, sở thích và khẩu vị khác nhau. Vì vậy mẹ nên thay đổi thực đơn thường xuyên cho bé thay vì nấu mãi một món. Thực đơn đa dạng, phong phú vừa giúp bé ăn ngon miệng vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé.
Đồng thời các món ăn được trang trí đẹp mắt cũng sẽ kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Do đó, mẹ hãy bỏ thời gian để bày biến các món ăn sao cho hấp dẫn nhất nhé!
2. Cho bé tham gia nấu ăn
Tùy theo độ tuổi của bé, mẹ có thể phân công cho bé các công việc bếp núc, giúp đỡ mẹ nấu nướng. Nhặt rau, rửa rau, nấu cơm đều là những việc đơn giản bé có thể làm được. Khi được tham gia nấu ăn, bé sẽ cảm thấy hào hứng và thấy mình quan trọng. Do đó khi ăn bé cũng sẽ nhiệt tình và ăn ngon miệng hơn.
3. Hạn chế thời gian xem ti vi và chơi máy tính
Khi bé ngồi xem ti vi và chơi máy tính nhiều, bé sẽ có xu hướng ăn vặt. Từ đó khi đến bữa ăn chính bé sẽ không còn đói bụng và muốn ăn nữa. Vì vậy để bé ăn ngon miệng, mẹ nên cho bé xem ti vi và chơi máy tính càng ít càng tốt. Thay vào đó hãy khuyến khích bé chạy nhảy, vui đùa ngoài trời. Hoạt động nhiều sẽ giúp bé chóng đói và ăn được nhiều hơn.
4. Khen ngợi và khuyến khích
Tất cả mọi người đều thích được khen ngợi, kể cả trẻ em. Vì vậy khi bé thử một loại đồ ăn mới, mẹ nhớ đừng quên khen bé. Những lời nói động viên của mẹ sẽ giúp bé cảm thấy hào hứng hơn trong việc ăn uống. Khi bé ăn uống ngoan ngoãn, mẹ có thể cho bé phần thưởng để khen ngợi sự cố gắng của bé. Như vậy lần sau bé sẽ tiếp tục phát huy việc ăn ngoan mà không cần phải ép buộc.
5. Ăn tối cùng nhau
Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em ăn tối cùng bố mẹ sẽ có chế độ ăn uống lành mạnh, kĩ năng ngôn ngữ tốt hơn và được điểm số cao hơn trên trường. Vì vậy dù bé mới tập ăn, mẹ cũng nên cho bé ăn cùng gia đình. Bằng cách này mẹ sẽ tập quen cho bé ăn được với nhiều đồ ăn mới lạ mà không cần ép buộc.
6. Khuyến khích bé tự ăn
Khi thấy con không chịu ăn, nhiều mẹ thường có xu hướng ép con ăn. Điều này hoàn toàn không có lợi cho bé. Việc ép bé ăn sẽ gây ra tâm lí sợ hãi khiến bé ghét việc ăn uống. Vì vậy mẹ nên dừng bữa khi bé không muốn ăn nữa.
Từ 7 đến 9 tháng tuổi mẹ có thể bắt đầu cho bé tập bốc ăn. 1 tuổi trở nên bé có thể tự dùng thìa để xúc ăn. Cách này sẽ giúp bé tự do khám phá thức ăn theo cách riêng của bé.
7. Trở thành tấm gương tốt cho bé
Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng trẻ em có xu hướng bắt chiếc chế độ ăn uống của bố mẹ. Vì vậy mẹ nên có chế độ ăn uống lành mạnh nhiều trái cây, rau của quả, ngũ cốc, hạn chế các loại thức ăn không có lợi cho sức khỏe.