Đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành để khẳng định vai trò của ngôn ngữ và giao tiếp trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ được tương tác ngôn ngữ một cách chủ động trong sự yêu thương của gia đình sẽ phát triển hài hòa cả về thể chất lẫn tinh thần:
- Bệnh hen suyễn ở trẻ em: Điều trị như thế nào là tốt nhất?
- Chuyên gia liệt kê dấu hiệu dễ nhận biết trẻ chậm nói so với cột mốc tuổi
Vừa chào đời, bé đã có khả năng “hóng chuyện” và rất muốn nói chuyện với mọi người. Việc mẹ thường xuyên tương tác với bé lúc này sẽ giúp hình thành và phát triển ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp gắn liền với bé trong suốt cuộc đời. Và việc đơn giản để nuôi dưỡng sự phát triển ngôn ngữ và kích thích trí não cho bé là nói chuyện với con. Qua âm thanh, lời nói của bố mẹ, bé sẽ học theo và phát triển khả năng ngôn ngữ của chính mình.
Ngoài ra, khi thường xuyên tâm sự với trẻ, mối liên kết giữa bố mẹ và con cái sẽ càng bền chặt.
Trong nhiều thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu về khoa học thần kinh đã làm sáng tỏ mối quan hệ chặt chẽ giữa tình trạng kinh tế xã hội và cấu trúc não bộ của trẻ nhỏ, nhưng có rất ít kiến thức cơ học về các yếu tố môi trường liên quan đến sự thay đổi cụ thể trong cấu trúc não.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Y khoa Harvard (Hoa Kỳ) đã thực hiện nghiên cứu trên 40 trẻ, từ 4 – 6 tuổi có hoàn cảnh kinh tế xã hội đa dạng. Bằng cách theo dõi các cuộc đối thoại giữa bố mẹ và trẻ vào các ngày cuối tuần qua băng thu âm, kết quả chụp cộng hưởng từ chức năng não, các tác giả đã tìm ra mối liên quan này. Tiếp xúc ngôn ngữ liên quan đến cấu trúc giải phẫu của não. Những đứa trẻ trải qua nhiều những cuộc trò chuyện với người lớn hoặc trẻ lớn hơn thì có vùng chất trắng Broca và Wernicke (2 vùng ngôn ngữ) kết nối chặt chẽ hơn giữa hai bán cầu não.
Như vậy, phương pháp trò chuyện thông minh của các bậc cha mẹ sẽ góp phần quan trọng trong việc kích thích não bộ của trẻ phát triển.