Theo Viện Y Tế và Chăm sóc sức khỏe của Anh, các y bác sĩ nên tính đến trường hợp nhiễm trùng máu khi đang chữa trị cho các bệnh nhân bị nhiễm trùng nói chung.
- Bí quyết chữa tật nói ngọng cho trẻ bằng những cách đơn giản để con phát âm chuẩn
- Ngắm khuôn mặt hạnh phúc của những em bé no sữa sau khi bú mẹ
Em bé 1 tuổi tử vong vì nhiễm trùng huyết do chẩn đoán sai nhiều lần
Năm 2014, một trường hợp bi thương xảy ra khi em bé 1 tuổi đã tử vong vì nhiễm trùng huyết. Đó là em bé người Anh William Mead, bé ra đi sau khi bị nhiễm trùng ở ngực nhưng bị chẩn đoán sai nhiều lần.
Bài học rút ra từ trường hợp không may này là những thiếu sót trong đường dây cấp cứu 111 của NHS (Dịch vụ chăm sóc sức khỏe Quốc Gia Anh). Họ đã bỏ sót một số triệu chứng đe dọa tính mạng, vì hầu hết những người tiếp nhận cuộc gọi không được huấn luyện chuyên sâu về mặt y khoa.
Khi bé bắt đầu phát bệnh, người mẹ đã vài lần đưa bé đến khám tại các phòng khám bác sĩ gia đình nhưng không thành công trong việc chẩn đoán ra căn bệnh nhiễm trùng huyết. Khi mà tình trạng của bé bắt đầu căng thẳng hơn, người mẹ mới lập tức gọi 111 để yêu cầu giúp đỡ.
Các điều tra viên tiết lộ rằng cuộc gọi này đã không được tư vấn viên hỗ trợ kỹ càng, khi người này đã bỏ sót hai dấu hiệu đặc biệt quan trọng là bé quấy khóc inh ỏi và nhiệt độ cơ thể đột ngột tăng rất cao rồi lại tụt xuống thấp - một dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng máu.
Bộ phận truyền thông của NHS Anh đã thông báo: "Cái chết bi thảm của bé William Mead khiến chúng tôi nhận ra rằng tất cả mọi người, bao gồm các bác sĩ gia đình, nhân viên y tế phục vụ ngoài giờ và tư vấn viên đường dây nóng 111 cần phải chú ý những dấu hiệu sớm của bệnh nhiễm trùng ở các bệnh nhân". Và đó cũng là lý do các chuyên gia khuyến cáo bố mẹ nên nắm được các triệu chứng sớm của căn bệnh nguy hiểm dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác này. Nhiều trường hợp trẻ bị viêm màng não do vi khuẩn đã bị nhiễm trùng huyết và nguy hiểm đến tính mạng.
Nhiễm trùng huyết là gì?
Sepsis là tên quốc tế của căn bệnh nhiễm trùng máu hoặc nhiễm khuẩn huyết. Đây là một tình trạng bệnh nguy hiểm đến tính mạng, gây ra do nhiễm trùng hoặc thương tích. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể đi vào trạng thái quá sức sẽ gây ra một loạt phản ứng, bao gồm viêm, sưng lan rộng và đóng cục máu.
Hậu quả tiếp theo là huyết áp bị giảm đáng kể, nghĩa là lượng máu cung cấp cho các bộ phận quan trọng như não, tim và thận sẽ bị giảm đi. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng máu có thể làm suy yếu nhiều cơ quan và gây tử vong.
Tại Anh, căn bệnh này ảnh hưởng đến 150.000 người mỗi năm, trong đó có 10.000 trẻ em và dẫn đến cái chết cho khoảng 44.000 người. Tuy nhiên, hiện nay con số này có thể được giảm xuống khoảng từ 5.000 đến 13.000 mỗi năm.
Triệu chứng ban đầu của sespis thường khá mơ hồ và khó nhận ra nên đó là lý do tại sao căn bệnh này thường được gọi là 'kẻ giết thầm lặng".
Lời khuyên được đưa ra là các bác sĩ nên đặt ngay câu hỏi: "Đây có thể là nhiễm trùng máu không?" ngay khi điều trị cho bất cứ bệnh nhân mắc một bệnh nhiễm trùng nào đó. Cũng giống như cách mà các bác sỹ thường chuẩn đoán khả năng đầu tiên là cơn đau tim khi bệnh nhân có triệu chứng đau ngực.
Điều quan trọng là các mẹ khi đưa con đi khám phải đảm bảo rằng bé được kiểm tra nhiễm khuẩn huyết càng sớm càng tốt, nếu con bị bất kỳ nhiễm trùng hoặc thương tích nào đó.
Dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng máu
Các triệu chứng sớm của nhiễm trùng máu thường diễn ra rất nhanh, bao gồm:
- Sốt cao.
- Ớn lạnh và run rẩy.
- Nhịp tim nhanh.
- Thở gấp.
Trong một số trường hợp, các triệu chứng nhiễm khuẩn huyết nặng hơn hoặc sốc nhiễm trùng (khi huyết áp của bệnh nhân giảm xuống mức thấp nguy hiểm) phát triển ngay sau đó. Những triệu chứng có thể bao gồm:
- Cảm thấy chóng mặt hoặc mờ mắt.
- Mơ hồ hoặc mất phương hướng.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Tiêu chảy.
- Lạnh, tím tái, da nhợt nhạt hoặc nổi gân.
- Nói lắp.
- Đau cơ.
- Khó thở.
- Ít đi tiểu hơn bình thường (ví dụ, không đi tiểu trong một ngày).
- Tay và chân lạnh cóng.
Bất cứ điều gì dưới đây đều là dấu hiệu đỏ báo hiệu rằng cha mẹ phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức:
- Sốt kéo dài và đi kèm với các hành vi bất thường, thở gấp, nhịp tim nhanh, da lạnh.
- Màu da thay đổi sang bất cứ màu gì, phát ban. Da xanh xao, tím tái.
- Trẻ không trả lời, hành động khác bản chất, không thể giao thiệp bằng mắt, không muốn di chuyển, không quan tâm đến bất cứ điều gì, không nói năng gì.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh?
Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm khuẩn huyết sau một chấn thương hoặc nhiễm trùng nhẹ, tuy rằng khả năng mắc bệnh của mỗi người khác nhau. Những đối tượng có nguy cơ nhiễm trùng huyết bao gồm:
- Trẻ đang có bệnh hoặc đang được điều trị y tế khiến hệ thống miễn dịch suy yếu.
- Trẻ đang chữa trị một bệnh nặng.
- Trẻ sơ sinh.
- Trẻ vừa phẫu thuật hoặc bị thương tích do tai nạn.
Nếu nhiễm khuẩn huyết được phát hiện sớm khi chưa ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng, bác sĩ có thể điều trị nhiễm trùng ở nhà bằng kháng sinh. Hầu hết những trẻ bị nhiễm khuẩn được phát hiện ở giai đoạn này sẽ hồi phục hoàn toàn. Chính vì vậy, điều quan trọng là phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh.