Nhá cơm, hôn môi trẻ và những nguy cơ tiềm ẩn bệnh tật

Chăm sóc con 09/08/2019 13:00

Những ai có thói quen nhá cơm, hôn môi trẻ có lẽ phải giật mình vì không ngờ hai hành động này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật.

Nhá cơm là thói quen thiếu vệ sinh nhưng lại khá phổ biến ở nhiều gia đình. Đây là hình thức người chăm trẻ nhai cơm hoặc thức ăn cho trẻ trước khi đút cho trẻ ăn.

Nhiều người có thói quen nhá cơm cho trẻ vì nghĩ rằng như thế là tốt. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo việc nhá cơm như vậy có thế gây ra nhiều bệnh nguy hiểm đe dọa sức khỏe của trẻ, đặc biệt là làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP. Ngoài ra hành động hôn môi trẻ tưởng như là thể hiện tình yêu với trẻ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường.

Nhá cơm, hôn môi trẻ và những nguy cơ tiềm ẩn bệnh tật - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Theo thông tin VTV ghi nhận, tại bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi ngày tiếp nhận 20-30 trẻ đến khám có dấu hiệu đau dạ dày, trong đó tỷ lệ nhiễm HP ở bệnh nhi viêm dạ dày chiếm tới 90%. Đáng nói vi khuẩn này hầu hết đều kháng thuốc kháng sinh thông thường.

PGS.TS Trần Thanh Tú – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sức khỏe Trẻ em – Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết vi khuẩn HP là loại vi khuẩn gây viêm dạ dày và có thể tiến triển thành ung thư.

Hầu hết bệnh nhi nhiễm vi khuẩn HP đều có biểu hiện đau bụng, phụ huynh chủ quan cho rằng con bị rối loạn tiêu hóa nên đưa con đi khám muộn.

Nhá cơm, hôn môi trẻ và những nguy cơ tiềm ẩn bệnh tật - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Cha mẹ nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với trẻ. Đặc biệt không nhá cơm, hôn môi trẻ, bởi miếng cơm khi chuyển từ miệng người lớn vào miệng trẻ không còn là miếng cơm nữa mà kèm theo một số vi khuẩn nguy hiểm.

Ngoài ra việc nhá cơm, hôn môi trẻ còn có thể lây cho trẻ các bệnh xã hội như bệnh lậu, bệnh do vi rút Herpes ở miệng, bệnh sùi mào gà. Vì thế cần chấm dứt thói quen nguy hiểm này.

Trẻ sơ sinh không đi ngoài, bố mẹ cần xử trí như thế nào?

Bé sơ sinh không đi ngoài có thể là dấu hiệu của táo bón, hoặc một số bệnh lý nghiêm trọng như hẹp hậu môn, phình đại tràng bẩm sinh.

TIN MỚI NHẤT