Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh như nào cho hiệu quả là vấn đề mà bậc cha mẹ vô cùng quan tâm.
- Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết như thế nào?
- Chuyên gia nhấn mạnh 10 lưu ý trong chăm sóc bệnh nhi sốt xuất huyết
Cha mẹ có thể nhận biết trẻ đang bị sốt khi có các dấu hiệu sau:
- Mặt, 2 bên má đỏ bừng hoặc hơi tái.
- Mắt của trẻ giảm sự nhanh nhẹn.
- Trẻ hay quấy khóc, ngủ nhiều, mệt mỏi.
- Sốt, nóng ở trán, bàn tay, bàn chân.
- Sử dụng nhiệt kế để đo là cách chính xác nhất để biết trẻ nhỏ bị sốt hay không.
Đo nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh để biết mức độ sốt của trẻ:
- Nhiệt độ trên 37,5 độ C: Trẻ bị sốt.
- Nhiệt độ từ 37,5 độ C - 38,5 độ C: Sốt nhẹ.
- Nhiệt độ từ 39 độ C - 40 độ C: Sốt cao.
- Nhiệt độ trên 40 độ C: Sốt rất cao.
Một số cách hạ sốt cho trẻ hiệu quả và an toàn
1. Làm mát bằng khăn ấm
Khi con bạn bị sốt, việc cần làm ngay là đặt một chiếc khăn ấm, hơi ướt lên trán bé để làm giảm nhiệt độ, giúp bé hạ sốt và cảm thấy dễ chịu hơn.
Nước ấm trong khăn giúp làm giãn mạch máu, làm cho cơ thể của trẻ mát từ bên trong, hạ nhiệt nhanh.
Khăn chườm không nên để quá ướt và thay khăn đều đặn sau mỗi 3-5 phút, lại nhúng vào nước, vắt nhẹ và lặp lại thao tác trên.
2. Hạ sốt bằng cách dùng tinh dầu xoa bóp
Sử dụng các loại tinh dầu xoa bóp là cách hạ sốt tự nhiên tuyệt vời thông qua việc làm giảm nhiệt độ của cơ thể. Chất rubefacients có trong bạc hà, gừng sẽ làm ấm hệ tuần hoàn và gây ra hiện tượng đổ mồ hôi, phần nào giúp cơ thể giảm được nhiệt.
3. Massage bằng trà hoa cúc
Hương thơm nhẹ dịu của trà hoa cúc kết hợp với những động tác massage nhẹ nhàng sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Nước trà giúp thân nhiệt của con giảm xuống và làm dịu cơn sốt.
Mẹ pha một ấm trà hoa cúc, nhúng tay vào nước và đặt nhẹ nhàng lên ngực bé, xoa bóp toàn bộ cơ thể, vuốt dọc tay chân, hông, vai để cơ thể bé giảm đau nhức, mỏi.
Cứ làm liên tục như vậy khoảng 3 lần sẽ giúp cơ thể bé mau giảm nhiệt.
4. Tắm nước ấm
Việc tắm bằng nước ấm sẽ giúp cho trẻ thư giãn và điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể. Điều này khiến cho bé ngủ ngon hơn.
Việc sử dụng nước ấm để tắm cũng cần các mẹ lưu ý vì nước quá nóng hay quá lạnh cũng khiến nhiệt độ cơ thể của bé tăng lên.
5. Cho trẻ bú sữa mẹ
Sữa mẹ vô cùng quan trọng khi trẻ dưới 6 tháng tuổi bị sốt vì nó chứa các chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Khi bị sốt, trẻ sẽ rất háo nước nên việc cho trẻ ăn sữa mẹ thường xuyên hơn là rất cần thiết.
Nên cố gắng cho con bú thường xuyên. Nếu bé không chịu ăn thì hãy thử thay đổi các tư thế để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn.
6. Để trẻ ở nơi thoáng mát
Bạn phải luôn chú ý tới nhiệt độ trong phòng không được quá nóng hay quá lạnh. Nếu sử dụng quạt, hãy để ở mức nhẹ và không nên để gió thổi trực tiếp vào cơ thể bé.
Còn nếu dùng điều hòa, các mẹ hãy giữ nhiệt độ ở mức thoải mái. Đảm bảo con bạn không bị thấy rùng mình. Tránh sử dụng máy sưởi vì nó có thể khiến bé quá nóng. Giữ cho em bé của bạn ở nơi mát mẻ, thoáng mát trong thời gian nhất định.
7. Cho trẻ mặc quần áo thoải mái
Một sai lầm quan trọng mà bậc cha mẹ khi thấy con sốt là cho bé mặc nhiều quần áo hay đắp chăn quá dày. Điều này sẽ làm bé không thể hạ sốt được mà ngược lại càng tăng nhiệt độ.
Mặc quá nhiều quần áo sẽ làm bé ra mồ hôi, dễ gây cảm lạnh. Bạn nên sử dụng các loại quần áo nhẹ, làm bằng chất liệu mềm, thấm mồ hôi tốt. Khi trẻ ngủ chỉ nên sử dụng chăn mỏng để đắp.
Lưu ý khi hạ sốt cho trẻ sơ sinh
Trên đây là 7 biện pháp vật lý hạ sốt cho trẻ sơ sinh tại nhà chỉ thích hợp với trường hợp trẻ sốt nhẹ dưới 39 độ C mà các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể thực hiện được. Còn đối với trường hợp trẻ sốt cao từ 39 độ C trở lên thì cần cho uống thuốc hạ sốt và đưa trẻ tới bệnh viện để khám sẽ tốt hơn.
Không nên chủ quan để trẻ sốt cao liên tục, kéo dài nhiều ngày vì rất dễ có thể gây ra những biến chứng và hệ lụy nguy hiểm cho trẻ.