Nên rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý hay bằng cách khác?

Chăm sóc con 31/12/2019 15:54

Nên rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý hay bằng cách khác cho bé, các mẹ đã biết câu trả lời chưa? Nếu chưa thì hãy đọc ngay bài viết này để tìm đáp án thích hợp cho mình ngay nhé.

Nhiều mẹ thường thắc mắc không biết nên rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý hay bằng cách khác? Vì vậy thường lăn tăn không chọn được cách thích hợp để rơ lưỡi cho trẻ. Để giúp các mẹ giải quyết vấn đề này, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin khoa học hữu ích dưới đây.

Tại sao cần rơ lưỡi cho bé?

Thức ăn chủ yếu của trẻ sơ sinh là các loại sữa, có thể là sữa mẹ, sữa ngoài hoặc các chế phẩm từ sữa. Loại thực phẩm này dễ khiến trên lưỡi của các bé bám cặn, màu sắc của cặn tùy theo loại sữa và cơ địa của các bé. Những cặn này khiến khoang miệng của các bé không được sạch sẽ và dễ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và nấm phát triển.

Việc không làm sạch những cặn bám trên lưỡi hoàn toàn có thể khiến tỷ lệ mắc nấm miệng và nhiễm vi khuẩn tăng lên với bé yêu. Bên cạnh đó, những cặn bám này sẽ khiến trẻ khó chịu và cảm giác nhạt miệng, chua miệng ảnh hưởng tới việc bú sữa của trẻ. Những trẻ em bị bám cặn nhiều trên mặt lưỡi thường lười bú hơn, hơi thở cũng sẽ có mùi khó chịu hơn rất nhiều.

Nen ro luoi bang nuoc muoi sinh ly hay bang cach khac?
Cặn sữa bám trên lưỡi của bé - Ảnh minh họa: Internet

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần?

Tùy vào lứa tuổi và việc bạn cho bé dùng những loại thức ăn nào mà sẽ có mức độ vệ sinh lưỡi cho bé riêng. Vì những loại sữa khác nhau, hoặc chế độ ăn khác nhau sẽ khiến lượng cặn sữa bám trên lưỡi khác nhau. Nên trước khi chọn các rơ lưỡi cho trẻ các mẹ nên chú ý tới chế độ ăn, loại sữa được dùng cho bé nhé.

Sau khi đã biết rõ rồi thì chúng ta sẽ vệ sinh cho trẻ theo mức độ được chia theo 3 nhóm dưới đây:

Trẻ bú sữa mẹ 100%

Sữa mẹ không phải sữa pha, lượng cặn sữa đọng lại trên lưỡi bé sẽ ít hơn những loại khác. Nếu bé bú trực tiếp thì càng ít hơn vì lưỡi của bé sẽ cọ xát lên đầu ti của mẹ, hành động này sẽ hạn chế cặn bám trên lưỡi bé hơn. Vì vậy bạn không cần tiến hành rơ lưỡi quá thường xuyên, chỉ cần làm 2-3 ngày một lần hoặc 2 tuần một lần là được.

Trẻ bú sữa mẹ kết hợp sữa ngoài

Các loại sữa ngoài kể cả sữa pha hay sữa công thức sẽ không được như sữa mẹ mà chúng sẽ tạo cặn lên lưỡi của trẻ nhiều hơn, vì vậy nếu bé đang dùng chế độ ăn này thì nên rơ lưỡi hằng ngày. Và để hạn chế cặn bám trên lưỡi bé, các mẹ nên cho bé uống thêm nước để giữ khoang miệng sạch sẽ hơn.

Trẻ bú ngoài 100%

Như đã phân tích phía trên, các loại sữa ngoài, đặc biệt là sữa bột pha sẽ khiến cặn bám trên lưỡi bé nhiều hơn. Các mẹ nên chú ý vệ sinh lưỡi cho bé thường xuyên hơn, ít nhất khoảng 2 lần một ngày. Nếu không giúp bé rơ lưỡi thường xuyên, những bé này sẽ dễ bị tưa lưỡi, đen lưỡi, nấm miệng hoặc nghiêm trọng hơn là các tình trạng nhiễm khuẩn như viêm lưỡi, viêm họng. Từ đó không chỉ ảnh hưởng tới việc ăn uống của bé mà còn khiến sức khỏe của bé bị tác động theo.

Nen ro luoi bang nuoc muoi sinh ly hay bang cach khac? 0
Tùy theo loại sữa bé dùng và mức độ cặn bám để rơ lưỡi cho đúng - Ảnh minh họa: Internet

Rơ lưỡi cho bé đến khi nào?

Nên rơ lưỡi cho bé ít nhất tới khi bé thôi ăn sữa và đồ ăn dặm. Vì thời kỳ này là lúc bé bị bám cặn trên lưỡi nhiều nhất. Những thức ăn mềm và nhuyễn như vậy thường dễ bám vào khoang miệng và lưỡi hơn những đồ ăn khác. Nên gần như bạn chỉ cần cố gắng duy trì việc rơ lưỡi nhất trong thời kỳ này.

Nhưng nếu cơ địa bé dễ bị đóng cặn lưỡi thì bạn vẫn nên duy trì thao tác này vì đây không phải là một thói quen có hại. Tới khi trẻ đã được khoảng hơn 2 tuổi thì có thể dạy trẻ tự rơ lưỡi cho bản thân được. Nhưng đương nhiên những dụng cụ và cách thức dùng để rơ lưỡi phải an toàn và không có nguy cơ gây hại cho bé.

Hướng dẫn rơ miệng cho bé

Mẹ bế bé an toàn trên tay hoặc nằm thỏa mái trên những nơi an toàn, sau đó dùng gạc quấn quanh ngón tay trỏ, chấm các loại nước dùng để rơ miệng rồi cho phần gạc vào miệng trẻ, lau nhẹ nhàng hai má, vòm miệng và lưỡi. Sau mỗi lần lau hãy thay bỏ chiếc gạc đó, thực hiện khoảng 2-3 lần tới khi lưỡi của trẻ sạch sẽ là được.

Một số mẹ dùng tăm bông thay vì gạc, nhưng chúng tôi khuyên các mẹ nên dùng gạc, vì khi dùng tăm bông có thể vô tình chọc làm trẻ đau, và tăm bông cũng không được thực sự sạch sẽ như gạc tiệt trùng.

Và lưu ý khi rơ lưỡi xong hãy cho bé súc miệng lại với nước sạch để không đọng lại những loại nước rơ lưỡi trong khoang miệng nhé.

Nen ro luoi bang nuoc muoi sinh ly hay bang cach khac? 2
Không nên dùng tăm bông để rơ miệng - Ảnh minh họa: Internet

Nên rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý hay bằng cách khác?

Cách phổ biến và dễ thực hiện nhất mà các mẹ thường chọn là dùng nước muối sinh lý rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh. Vì chúng khá tiện dụng, an toàn; các mẹ không cần tốn nhiều thời gian chế biến hay thao tác phức tạp, chỉ cần chạy ra tiệm thuốc mua một chai nước muối sinh lý, hoặc là tự pha ở nhà với tỷ lệ tương tự nước muối sinh lý đóng chai cũng được.

Nhưng đây không phải là cách thức duy nhất để rơ lưỡi cho bé, có rất nhiều cách để các mẹ giúp bé làm sạch mảng bám trên lưỡi. Về mức độ hiệu quả thì chúng khá tương tự nhau, chỉ có điều mỗi công thức sẽ hướng tới một nhóm tuổi riêng. Và hầu hết hiệu quả này phụ thuộc vào cơ địa từng bé, nếu bé hợp với công thức nào thì hẳn nhiên đó là tốt nhất rồi. Nhưng để đặt ra câu trả lời cho thắc mắc nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì, chúng tôi xin đưa ra 5 phương pháp rơ lưỡi đem lại những hiệu quả tốt dưới đây.

Nen ro luoi bang nuoc muoi sinh ly hay bang cach khac? 4
Lưỡi bé sau khi rơ sạch sẽ - Ảnh minh họa: Internet

Cách rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý

Đối tượng: trẻ từ 0-4 tuổi

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước muối sinh lý được pha với tỷ lệ chuẩn, nên mua nước muối sinh lý tiệt trùng vì nước muối tự pha có thể có tỷ lệ và chất lượng không được tốt.

Cách thực hiện: Dùng trực tiếp nước muối sinh lý để rơ sạch lưỡi cho trẻ.

Cách rơ lưỡi bằng rau ngót

Đối tượng: Trẻ em trên 5 tháng tuổi

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá rau ngót tươi, chất lượng tốt, không chất bảo quản hay những loại chất có hại cho sức khỏe khác. Vì trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và yếu ớt nên các mẹ chú ý chọn mua những loại rau ngót có thể tin tưởng được, nếu là rau tự trồng được thì càng tốt. Chuẩn bị thêm một chút muối biển tiệt trùng nữa nhé.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nhặt bỏ những phần rau ngót bị hư hại, rửa sạch với nước, nên rửa kỹ một chút để loại bỏ hết được những bụi bẩn có trên rau. Ngâm qua nước muối 10 phút để đảm bảo vệ sinh.
  • Bước 2: Khi rau đã được rửa sạch, vớt ra để ráo nước. Tiếp đó giã dập rau ngót cùng với muối biển, lọc lấy phần nước rau để riêng ra.
  • Bước 3: Đun sôi nước rau ngót khoảng 5 phút để tiệt trùng. Tới đây lấy ra để nguội là mẹ đã có nước rau ngót rơ lưỡi cho bé rồi.
Nen ro luoi bang nuoc muoi sinh ly hay bang cach khac? 6
Có thể dùng nước rau ngót rơ nước cho trẻ trên 5 tháng tuổi - Ảnh minh họa: Internet

Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ

Đối tượng: trẻ 5 tháng tuổi trở lên

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá hẹ tươi chất lượng tốt, không chất bảo quản hay những chất có hại, cố gắng chọn loại rõ nguồn gốc xuất xứ.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá hẹ, nhặt bỏ những phần hư hại, để cho ráo nước rồi giã dập để lấy nước.
  • Bước 2: Lấy nước lá hẹ đun sôi khoảng 5 phút để tiệt trùng, sau đó lấy ra để nguội là đã có thể sử dụng được rồi.

>>> Xem thêm:

- Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ: Lợi đủ đường

Cách rơ lưỡi bằng mật ong 

Đối tượng: trẻ trên 1 tuổi

Chống chỉ định: Dị ứng với mật ong

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Mật ong nguyên chất, không hoặc ít pha tạp, hãy chọn loại mật ong chất lượng tốt và rõ nguồn gốc xuất xứ.

Cách thực hiện: Dùng trực tiếp mật ong để rơ lưỡi cho bé, không pha tạp hay chế biến.

Nen ro luoi bang nuoc muoi sinh ly hay bang cach khac? 7
Có thể dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ trên 1 tuổi - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc nên rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý hay bằng cách khác. Hy vọng sau khi đọc bài viết này các mẹ đã có thêm cách thức thích hợp để chăm sóc cho bé yêu nhà mình. Chúc các mẹ và bé yêu luôn có một sức khỏe thật tốt lành!

Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình: 8 loại bệnh lý không ngờ tới!

Trẻ 2 tuổi ngủ hay giật mình – hiện tượng không chỉ đến từ nguyên nhân bên ngoài mà còn có thể xuất phát từ các bệnh lý nguy hiểm. Đừng chủ quan nếu bé nhà bạn đang gặp tình trạng này, hãy tham khảo những hữu ích được đề cập dưới đây để có cách xử trí kịp thời ngay.

TIN MỚI NHẤT