Mộng du và những điều "lạ" ít ai biết ở trẻ

Chăm sóc con 12/08/2024 06:24

Mộng du thường gặp nhất ở trẻ em và thường vô hại, nhưng có những trường hợp người mộng du có thể tự gây nguy hiểm cho mình hoặc người khác.

Anh Hoàng Quang Hưng (1985) kể lại: "Tôi có một cậu con trai học lớp 5, cứ khoảng 1-2 giờ sáng cháu thức dậy một mình đi ra phía ngoài cửa phòng tôi, đi đến phòng cháu lẩm bẩm không mạch lạc về điều khiến cháu sợ hãi. Nhưng nhìn có vẻ là không ổn, thời gian đầu chưa hiểu tôi không thể xoa dịu được tình hình của cháu. Thật kỳ lạ và đáng sợ, mặc dù con trai tôi có vẻ tỉnh táo trong những trường hợp này, nhưng thực ra cháu đang mộng du".Khoảng 7-15% trẻ mắc chứng mộng du này. Mộng du không phải là biểu hiện bất thường trong phát triển thể chất hay tâm sinh lý, không gây hại cho trẻ. Hiện tượng này sẽ hết khi các em lớn lên. Mộng du thường gặp ở trẻ từ 4-12 tuổi, cả trẻ trai và gái. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp "lạ" xuất hiện ở trẻ vẫn cần được lưu ý và không nên chủ quan.

Mộng du là gì?

Mộng du là một rối loạn giấc ngủ, hay còn gọi là chứng ngủ rũ xảy ra trong giai đoạn sâu của giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (NREM) thường là trong vòng vài giờ sau khi chìm vào giấc ngủ. Gần 7% số người trải qua tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Mặc dù tình trạng này phổ biến hơn ở trẻ em, với tỷ lệ báo cáo là 5% gặp phải một cơn trong năm trước, nhưng có tới 1,5% người lớn cũng báo cáo rằng họ đi bộ trong khi ngủ mỗi năm.
Mộng du và những điều 'lạ' ít ai biết ở trẻ - Ảnh 1
Ảnh minh họa
Hầu hết mộng du ở trẻ em sẽ bắt đầu từ 1 - 2 giờ sau khi ngủ và sẽ kéo dài từ 5 - 15 phút. Khi trẻ đang bị mộng du sẽ rất khó bị đánh thức. Nếu bị đánh thức trong lúc này, các bé sẽ cảm thấy chệnh choạng và mất phương hướng trong vài phút.Mộng du với bản chất là vô hại, tuy nhiên chúng có thể đẩy các bé vào những tình huống nguy hiểm không được bảo vệ. Do đó bậc phụ huynh cần phải bảo vệ trẻ khỏi các tình huống dễ dẫn đến thương tích khi trẻ mộng du.Mộng du không chỉ đơn thuần là hành vi đi lại vô thức, trẻ có thể có những hành vi khác như:+ Hành vi vô hại như ngồi dậy.+ Hành vi tiềm ẩn nguy hiểm như đi lang thang bên ngoài.+ Hành vi nguy hiểm như mở cửa sổ, đi tiểu bừa bãi.

Nguyên nhân phổ biến gây ra chứng mộng du

Các nhà nghiên cứu không biết chính xác tại sao mộng du lại xảy ra, liên quan đến sự kết hợp của các yếu tố môi trường và sinh lý.
Mộng du và những điều 'lạ' ít ai biết ở trẻ - Ảnh 2
Ảnh minh họa
Một số nghiên cứu chỉ ra các yếu tố sau đây dường như đóng một số vai trò trong việc ảnh hưởng đến chứng mộng du:+ Di truyền học+ Rối loạn giấc ngủ+ Thiếu ngủ+ Đau nửa đầu+ Sốt+ Chứng ngưng thở lúc ngủ+ Chấn thương não+ Sự gián đoạn lịch trình ngủ như đi du lịch

Cách phòng ngừa và điều trị chứng mộng du

Thông thường, trẻ bị mộng du sẽ không cần điều trị, bệnh sẽ giảm dần khi trẻ lớn. Nếu mộng du ở trẻ em gây ảnh hưởng cho gia đình, bác sĩ có thể sẽ khuyên phụ huynh nên áp dụng một kỹ thuật gọi là đánh thức theo lịch trình.Kỹ thuật này phụ huynh sẽ theo dõi con trong vài đêm để xác định thời điểm mộng du, sau đó chuyển con ra khỏi giấc ngủ 15 phút trước khi mộng du dự kiến xảy ra. Điều này có thể giúp trẻ thiết lập lại chu kỳ giấc ngủ và kiểm soát được tình trạng mộng du.Ngoài ra, mộng du có thể được khắc phục bằng cách quản lý hành vi và vệ sinh giấc ngủ cũng như giảm căng thẳng. Trong một số trường hợp hiếm hoi, có thể điều trị bằng thôi miên, liệu pháp hành vi nhận thức hoặc thuốc.

Có nên cho trẻ ngủ chung với cha mẹ, mấy tuổi cần ngủ riêng?

Có nên cho trẻ ngủ chung với cha mẹ, mấy tuổi cần ngủ riêng khi người Việt thường có thói quen cho con ngủ chung trong nhiều năm?

TIN MỚI NHẤT