Tôi đang mang bầu 5 tháng nhưng thời gian gần đây tôi rất hay bị táo bón. Tôi cũng dùng men tiêu hóa nhưng sợ lạm dụng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Mong bác sĩ tư vấn thêm.
- Vì sao mẹ bầu dễ mắc bệnh răng lợi?
- Những tập tục kiêng kị kì lạ khi mang bầu: Nơi không được ăn mực, nơi tránh nói tên con
Nguyễn Trần Hải Anh (28 tuổi, Hà Nam) hỏi: Tôi đang mang bầu 5 tháng nhưng thời gian gần đây tôi rất hay bị táo bón. Tôi có ăn nhiều rau với uống nhiều nước và ăn sữa chua nhưng không thấy đỡ. Tôi cũng dùng men tiêu hóa nhưng sợ lạm dụng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Mong bác sĩ tư vấn thêm.
- Bác sĩ Phan Thành Nam, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trả lời: Với phụ nữ mang thai, tình trạng táo bón nghĩa là thai phụ đi tiêu ít hơn 3 lần trong tuần. Nguyên nhân là do hormon thai kỳ làm giảm hoạt động của nhu động ruột; thai phụ sử dụng viên sắt bổ sung, quá trình mang thai khiến bà mẹ mệt mỏi, ngại vận động. Ngoài ra, quá trình phát triển của thai nhi cũng làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, gây sung huyết, làm tình trạng táo bón gia tăng.
Với người có tiền sử từng bị táo bón trước đó hay mắc hội chứng ruột kích thích thì tình trạng này càng thêm trầm trọng. Táo bón thai kỳ sẽ gây khó chịu nhiều khi đi vệ sinh và nếu bà bầu phải dùng sức rặn, ít nhiều tạo áp lực cho tử cung nên sẽ tác động không tốt tới sức khỏe, nhất là khi tuổi thai đã lớn. Thậm chí những động tác gắng sức kéo dài sẽ làm cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, thai phụ còn có nguy cơ loét trực tràng, nứt hậu môn, phì đại ruột già, bệnh trĩ và có ung thư biểu mô ruột kết.
Để cải thiện tình trạng táo bón trong thai kỳ, các bà mẹ nên có chế độ ăn cân bằng, bổ sung nhiều chất xơ như: đậu, ngũ cốc, trái cây tươi và rau xanh; uống nhiều nước đồng thời tránh những đồ uống có chứa chất kích thích; tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên; dành thời gian và tập thói quen đi tiêu đều đặn. Thai phụ chỉ nên sử dụng thuốc nhuận tràng khi đã cố gắng thay đổi chế độ ăn, lối sống nhưng vẫn không có hiệu quả. Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng và cần theo chỉ định của thầy thuốc. Trong trường hợp nếu không có kết quả, bạn cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa.