Ho gà ở trẻ em là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp với đặc trưng là những cơn ho liên tục như tiếng rít cổ gà. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ sẽ có biểu hiện ngưng thở, nguy cơ tử vong chiếm tỉ lệ cao.
- Mẹo hay trị táo bón cho trẻ sơ sinh, con không còn khóc thét vì đau đớn
- Bác sĩ Nhi tư vấn cách chăm sóc trẻ bị ho tại nhà để bé nhanh khỏi
Trẻ bị ho gà có dấu hiệu gì?
Bệnh ho gà do một loại virus ho gà có tên khoa học Bordetella pertussis gây nên qua đường hô hấp. Trẻ bị ho gà do vô tình tiếp xúc trực tiếp với dịch niêm mạc mũi, họng khi ho hoặc hắt hơi. Khả năng lây lan của bệnh rất cao, đặc biệt trong các môi trường tập thể với không gian khép kín như trường học, gia đình.
Trong giai đoạn sớm, bệnh ho gà ở trẻ em biểu hiện bằng những cơn ho khan nhẹ, hắt hơi, chảy nước mắt nước mũi, sốt nhẹ. Giai đoạn kịch phát, trẻ có dấu hiệu ho rũ rượi, đỏ mặt, thở rít (tiếng thở nghe như tiếng rít cổ gà).
Bệnh ho gà còn gây nên trình trạng nôn nhiều đờm kèm theo những cơn ngừng thở ngắn ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Nguy hiểm hơn, một sổ trẻ sẽ tử vong trong cơn ho. Bệnh này còn kèm theo một số hiện tượng khác như: Chảy máu cam, xuất huyết kết mạc, bầm tím quanh mi mắt dưới.
Theo các bác sĩ, trẻ bị ho gà kèm theo các yếu tố: Dưới 3 hoặc 6 tháng tuổi, trẻ ăn uống kém, nôn nhiều, cơn ngừng thở kéo dài, co giật, viêm phổi… tiên lượng của bệnh sẽ nặng.
Chăm sóc trẻ bị bệnh ho gà đúng cách
Bệnh ho gà ở trẻ em là bệnh nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng dẫn đến tử vong. Vì vậy, trẻ cần được phát hiện sớm và điều trị tại bệnh viện bằng các loại thuốc kháng sinh. Đồng thời trẻ cần được theo dõi sát sao nhằm kịp thời cấp cứu khi cơ thể có biểu hiện tím tái.
Những trẻ mắc bệnh ho gà thể nhẹ thường ít cơn ho, thời gian mỗi cơn ho ngắn, vẫn ăn uống bình thường có thể được chăm sóc tại nhà. Lúc này, mẹ cần lưu ý vệ sinh sạch các vết đờm ở miệng trẻ sau cơn ho bằng cách dùng khăn mềm nhúng nước muối ấm lau sạch. Dùng nước muối sinh lý rửa mũi trẻ hàng ngày. Những trẻ lớn hơn cần được vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối.
Tiếp tục cho trẻ bú mẹ đầy đủ để tăng cường hệ miễn dịch. Thức ăn dặm của trẻ ưu tiên dạng lỏng, dễ tiêu và chia thành nhiều bữa nhỏ. Không gian nghỉ ngơi của trẻ cần được cách ly riêng biệt, yên tĩnh, thoáng mát, tránh khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất.
Cách phòng ngừa bệnh ho gà ở trẻ em
Cách phòng ngừa hiệu quả bệnh ho gà ở trẻ là tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch với 3 mũi tiêm. Trong chương trình tiêm chủng mở rộng, lịch tiêm vắc xin bệnh ho gà cho trẻ cụ thể như sau:
- Tiêm 3 mũi vắc xin có thành phần ho gà: Vắc xin Quinvaxem (DPT-VGB-Hib) dành cho trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi.
- Mũi tiêm nhắc lại phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván (DPT) cho trẻ khi 18 tháng tuổi.
Theo các bác sĩ, tiêm ngừa có khả năng phòng bệnh ho gà lên đến 90%. Trường hợp trẻ chưa tiêm đủ các mũi vắc xin khả năng phòng bệnh sẽ yếu hơn. Trẻ đã được tiêm phòng nếu bệnh sẽ có mức độ nhẹ hơn những trẻ khác.
Ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bệnh ho gà, cần cách ly trẻ trong thời gian ít nhất 4 tuần. Trong quá trình chăm sóc trẻ, mẹ và người thân cần đeo khẩu trang, vệ sinh phòng ngủ, đồ chơi… bằng dung dịch sát khuẩn để tránh mầm bệnh lây lan qua đường không khí.