Bác sĩ Ngô Hương cho biết, dấu hiệu trẻ mọc răng rất đa dạng, không phải đứa trẻ nào cũng có dấu hiệu giống nhau.
- Vòng hổ phách cho trẻ mọc răng - không cẩn thận bé mất mạng chỉ trong nháy mắt
- Vỡ thai ngoài tử cung, máu chảy ướt chân, bác sĩ vẫn cắn răng đứng mổ đẻ cho sản phụ
8 dấu hiệu trẻ mọc răng
Mẹ có thể dễ dàng nhận biết thời điểm bé mọc răng qua những dấu hiệu sau:
Chảy dãi: Quá trình mọc răng sẽ kích thích nước dãi trong khoang miệng chảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, chảy dãi là hiện tượng phổ biến với các bé 10 tuần đến khoảng 4 tháng tuổi.
Cằm và quanh miệng nổi ban: Khi bé chảy quá nhiều nước dãi, lượng nước này sẽ tiếp xúc với da mặt, miệng và đôi khi là cổ gây ra nổi mẩn.
Bé bị ho: Nước dãi chảy ra có khả năng khiến bé bị nghẹn, gây ho. Nếu bị ho không kèm các triệu chứng khác của cảm hoặc dị ứng thì nó càng chứng tỏ, bé sắp mọc răng.
Bé khó ngủ: Cơn đau răng không chỉ khó chịu vào ban ngày mà nó còn khiến bé bất an vào cả ban đêm.
Bé thích cắn: Trẻ mọc răng có xu hướng muốn gặm bất cứ cái gì chúng có trong tay. Tại thời điểm này, mẹ nên chuẩn bị cho bé một số đồ chơi gặm nướu chuyên dụng để bảo đảm vệ sinh và không làm hỏng nướu của bé. Một lưu ý nữa với những mẹ đang cho con bú, trẻ cũng có thể sẽ nhai gặm đầu ti và khiến mẹ khá là đau.
Bé bị sốt: Thời điểm xuất hiện chiếc răng đầu tiên cũng là thời điểm hệ miễn dịch ở bé thay đổi. Vì vậy, những tác nhân gây sốt sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bé và gây bệnh. Ngoài ra, lợi bị sưng đỏ cũng có thể khiến bé bị sốt nhẹ. Nếu bé sốt cao và kéo dài thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời.
Hay cáu: Cơn đau răng và đau lợi là nguyên nhân làm bé mệt mỏi, quấy khóc. Một số bé quấy trong vài giờ đồng hồ nhưng cũng có bé quấy vài ngày, thậm chí vài tuần.
Tiêu chảy: Dấu hiệu này chưa được các chuyên gia khẳng định là đúng nhưng nhiều người mẹ nhận thấy, trong giai đoạn mọc răng, bé đi tiêu nhiều hơn bình thường. Mọc răng không phải yếu tố khiến bé mắc tiêu chảy; do đó, nếu bé bị tiêu chảy nặng, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám.
Trẻ mấy tháng mọc răng?
Trẻ mấy tháng mọc răng? là thắc mắc của rất nhiều người làm cha mẹ lần đầu, các bậc phụ huynh cảm thấy tò mò về thời điểm con mọc răng, từ đó có sự chuẩn bị cả về tâm lý chăm sóc con và sức khỏe cho bé yêu của mình.
Hầu hết các bé bắt đầu mọc răng trong giai đoạn 5-7 tháng tuổi. Thời điểm cụ thể mọc răng của từng bé không phải bé nào cũng giống nhau. Tuy nhiên, các mẹ có thể tham khảo một số mốc trẻ nhỏ mọc răng như sau:
- Khi bé bắt đầu mọc răng sữa, 2 răng cửa của hàm dưới sẽ mọc đầu tiên, sau đó các răng khác sẽ mọc tiếp theo và cuối cùng là 2 răng hàm thứ hai của hàm trên, cụ thể như sau:
- Mọc răng cửa thứ nhất: hàm dưới lúc 6 tháng rưỡi, hàm trên 7 tháng rưỡi.
- Mọc răng cửa thứ hai: hàm dưới lúc 7 tháng, hàm trên 8 tháng.
- Mọc răng hàm thứ nhất: hàm dưới và hàm trên từ 12 – 16 tháng.
- Răng nanh, hàm dưới và hàm trên: 16 – 20 tháng.
- Răng hàm thứ hai, hàm dưới và hàm trên: 20 – 30 tháng.
Thông thường, răng sữa mọc trong thời gian bé từ 6 đến 30 tháng tuổi. Tuỳ theo từng bé mà bộ răng sữa sẽ mọc xong lúc bé 2 – 3 tuổi với đầy đủ 20 răng.
Cách chăm sóc trẻ mọc răng
Trong giai đoạn mọc răng, bố mẹ cần chú ý chăm sóc răng miệng của bé cẩn thận để bé có hàm răng khỏe mạnh, trắng sáng.
- Nếu mẹ không muốn con cắn vào những đồ vật mất vệ sinh hoặc cắn vào chính mẹ, mẹ có thể dùng một chiếc khăn hoặc miếng vải ẩm và lạnh. Khăn lạnh sẽ làm tê nướu, giúp trẻ bớt đau.
- Không gì có tác dụng giảm đau tốt hơn việc massage. Hơn nữa, massage nướu còn khiến trẻ dễ chịu, thư giãn nên trẻ sẽ bớt quấy khóc. Phụ huynh có thể dùng đầu ngón tay nhẹ nhàng xoa nhẹ phần nướu nơi răng sắp mọc khoảng 2 phút nhưng cần chú ý giữ tay sạch sẽ tuyệt đối trước khi thực hiện.
- Khi răng bắt đầu mọc là lúc nướu của trẻ cũng dễ bị nhiễm vi khuẩn vì vậy việc làm vệ sinh nướu rất quan trọng. Cần sử dụng khăn ướt và sạch để làm vệ sinh nướu. Và khi răng mọc xong, mẹ nên dùng bàn chải dành riêng cho em bé để vệ sinh răng.