Vòng hổ phách cho trẻ mọc răng - không cẩn thận bé mất mạng chỉ trong nháy mắt

Chăm sóc con 27/12/2018 13:00

Một nghiên cứu đã kết luận vòng hổ phách được quảng cáo giúp trẻ ăn ngon, giảm đau, thực ra là một "phương thuốc lang băm" với nguy cơ là trẻ bị siết cổ hoặc hóc hạt mà thôi.

Có những đồ dùng cha mẹ thường xuyên mua và sử dụng cho bé theo kinh nghiệm của những người đi trước hay hướng dẫn của người bán hàng mà đôi khi lại không hề biết rõ chức năng và mức độ an toàn của chúng đối với sức khỏe của bé. Trong số những sản phẩm đó phải kể đến vòng hổ phách dùng cho các bé ở độ tuổi bắt đầu mọc răng sữa. Đây hiện đang là sản phẩm được nhiều bà mẹ quan tâm và tìm mua cho con em mình, tuy nhiên các chuyên gia Nhi khoa lại cảnh báo mối nguy hiểm tiềm ẩn gây hại cho các bé sau một loạt các tai nạn, thậm chí tử vong do trẻ đeo những loại vòng này.Có những đồ dùng cha mẹ thường xuyên mua và sử dụng cho bé theo kinh nghiệm của những người đi trước hay hướng dẫn của người bán hàng mà đôi khi lại không hề biết rõ chức năng và mức độ an toàn của chúng đối với sức khỏe của bé. Trong số những sản phẩm đó phải kể đến vòng hổ phách dùng cho các bé ở độ tuổi bắt đầu mọc răng sữa. Đây hiện đang là sản phẩm được nhiều bà mẹ quan tâm và tìm mua cho con em mình, tuy nhiên các chuyên gia Nhi khoa lại cảnh báo mối nguy hiểm tiềm ẩn gây hại cho các bé sau một loạt các tai nạn, thậm chí tử vong do trẻ đeo những loại vòng này.

Vòng hổ phách cho trẻ mọc răng - không cẩn thận bé mất mạng chỉ trong nháy mắt - Ảnh 1

Nhiều bố mẹ đã đeo vòng chân, vòng tay, vòng cổ hổ phách cho bé vì tin rằng hổ phách giúp bé sơ sinh và trẻ tập đi cảm thấy dễ chịu hơn trong giai đoạn mọc răng (Ảnh minh họa)

Từ xưa, người ta đã cho rằng hổ phách giúp bé sơ sinh và trẻ tập đi cảm thấy dễ chịu hơn trong giai đoạn mọc răng nên nhiều bố mẹ đã đeo vòng chân, vòng tay, vòng cổ hổ phách cho bé vì điều này mà chưa qua kiểm chứng. Còn theo lời quảng cáo của nhà sản xuất thì sản phẩm được dùng cho trẻ trong giai đoạn mọc răng sữa, giúp trẻ nhay, gặm để đỡ ngứa lợi. Ngoài ra, còn có nhiều miếng cắn có thêm chức năng mát xa lợi, giảm sưng đau, giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, đỡ quấy khóc.

Lời quảng cáo là vậy, nhưng cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) mới đây đưa ra cảnh báo về sự an toàn và hiệu quả của vòng ngậm mọc răng trong việc làm giảm triệu chứng đau nhức khi trẻ mọc răng và kích thích các giác quan chưa phát triển của trẻ.

Người đại diện FDA cho biết: "Trong quá trình sử dụng, chiếc vòng này tiềm ẩn nguy cơ khiến cho trẻ bị thít cổ, ngạt thở, tổn thương vùng miệng và nhiễm trùng. Các hạt nhỏ trên chiếc vòng hoặc các mảnh vỡ khi chiếc vòng bị đứt, vỡ sẽ đi vào miệng, xuống đường thở và làm tắc đường thở, trẻ bị ngạt và tử vong nhanh chóng sau đó".

Vòng hổ phách cho trẻ mọc răng - không cẩn thận bé mất mạng chỉ trong nháy mắt - Ảnh 2

Những chuỗi hạt ngậm mọc răng tiềm ẩn nguy cơ hóc nghẹn, nghẹt thở cao cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (Ảnh minh họa).

Đây không phải là lời cảnh báo vô căn cứ bởi thực tế đã ghi nhận trường hợp em bé 18 tháng tuổi bị chính chiếc vòng hổ phách thít vào cổ dẫn đến ngạt thở và bé tử vong khi đang ngủ trưa. "Tai nạn này có thể xảy ra khi bố mẹ đeo vòng cổ cho bé quá chật, vòng sẽ quấn chặt vào cổ bé, hoặc vòng bị mắc vào cũi ngủ và siết vào cổ bé", vị đại diện này tiếp tục giải thích. Một trường hợp khác cũng xảy ra khi bé 7 tháng tuổi bị hóc nghẹn hạt cườm của một chiếc vòng tay mọc răng bằng gỗ mặc dù lúc đó bố mẹ bé đang ở bên cạnh trông bé.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cảnh báo ngạt thở là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ dưới 1 tuổi và là 1 trong 5 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ từ 1 đến 4 tuổi. AAP khuyến nghị cha mẹ không nên đeo bất kỳ món đồ nào trên người của các bé.

Còn cơ quan quản lý Cạnh tranh và Tiêu dùng của Australia (ACCC) thì cho hay, một số sản phẩm vòng ngậm mọc răng trong đó có vòng hổ phách không đáp ứng tiêu chuẩn bắt buộc nghiêm ngặt dành cho người dùng ví dụ như có nhiều màu sắc, thiết kế đa dạng nên dễ bị nhầm lẫn với đồ chơi. Trẻ nhầm và dùng sai cách dẫn đến nguy cơ bị hóc nghẹn, ngạt thở là rất cao. ACCC khuyên cha mẹ không nên đeo bất cứ thứ gì ở cổ của bé trong lúc ngủ, vì nó có thể siết chặt cổ bé trong khi ngủ, gây khó thở và thậm chí có thể làm cho bé chết ngạt. Hơn nữa, chuỗi hạt có thể bị vỡ và từng hạt nhỏ có thể rơi vào miệng bé, tạo ra mối nguy hiểm nghẹt thở, hóc nghẹn.

Vòng hổ phách cho trẻ mọc răng - không cẩn thận bé mất mạng chỉ trong nháy mắt - Ảnh 3

Các chuyên gia Nhi khoa, cơ quan hữu quan khuyến nghị cha mẹ không nên đeo vòng ngậm mọc răng trên cổ cho bé, nhất là trong khi ngủ (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, chiếc vòng hổ phách đeo cổ được quảng cáo có đặc tính "chữa bệnh" như giúp bé giảm đau, sốt và các triệu chứng khó chịu khác khi mọc răng cũng không có bằng chứng khoa học nào để chứng minh tác dụng kì diệu như vậy. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Archives de Pédiatrie đã kết luận chuỗi hạt này là một "phương thuốc lang băm" với nguy cơ thực sự là trẻ bị siết cổ hoặc hóc hạt mà thôi. Bởi theo Giáo sư Allan Blackman của Đại học Auckland: "Hổ phách có chứa axit succinic nhưng bạn sẽ phải đun nóng đến ít nhất 200 độ C để chất này chảy ra khỏi hổ phách và đưa vào máu, điều này là không thể khi mà nhiệt độ cơ thể của bé là 36,9 độ C".

Vòng hổ phách cho trẻ mọc răng - không cẩn thận bé mất mạng chỉ trong nháy mắt - Ảnh 4

Công dụng của chiếc vòng ngậm mọc răng chưa được khoa học kiểm chứng (Ảnh minh họa).

FDA khuyến nghị cha mẹ như sau:

- Không nên đeo vòng hạt, vòng ngậm cho bé bởi các loại vòng ngậm mọc răng cho trẻ đều có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng bao gồm ngạt thở, hóc nghẹn.

- Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về những cách khác giúp giảm đau khi bé mọc răng như mát xa hoặc xoa nướu nhẹ nhàng bằng ngón tay sạch. Nếu cần hãy cho trẻ dùng nướu gặm làm bằng cao su chắc chắn.

- Không làm đông đá nướu gặm của bé, vì nếu nướu gặm quá cứng cũng sẽ làm cho lợi của bé bị tổn thương.

- Cha mẹ cần giám sát trong quá trình bé dùng vòng ngậm, nướu gặm, không để bé tự ý sử dụng.

- Tránh sử dụng kem bôi mọc răng, gel benzocaine, thuốc xịt, thuốc mỡ, dung dịch và viên ngậm để giảm đau miệng và nướu đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

Bố mẹ ăn mặn, con phải chịu hậu quả suy thận, còi xương

Đừng phá hủy thận của con bằng thói quen ăn mặn của người lớn!

TIN MỚI NHẤT