Dấu hiệu bất thường ở chân trẻ, mẹ nên cho bé tới bệnh viện sớm

Chăm sóc con 20/09/2018 13:00

Để con có đôi chân thẳng tắp, hạn chế tình trạng chân vòng kiềng mẹ nên chú ý tới những dấu hiệu bất thường dưới đây.

Dù không gây nguy hiểm cho bé song đôi chân vòng kiềng sẽ ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ khiến trẻ mất tự tin khi trưởng thành. Đây cũng dần trở thành nỗi lo của không ít bà mẹ đang nuôi con nhỏ.

Trên thực tế, chân vòng kiềng (chân chữ O) là hai chân không thể thẳng mà bị cong ra phía ngoài, cong nặng hay nhẹ tùy thuộc vào mức độ cong dị tật của chân.

Chân dáng chữ X là dị tật ngược lại với chân dáng vòng kiềng, chân phát triển theo hướng vòng vào trong, hai đầu gối sát nhau.

Dấu hiệu bất thường ở chân trẻ, mẹ nên cho bé tới bệnh viện sớm - Ảnh 1
Hình dáng chân chữ X (trái) và chân vòng kiềng (phải) so với chân bình thường (giữa).

Nghiên cứu từ Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) cho thấy hầu hết trẻ em dưới 2 tuổi có cấu tạo khung xương chân vòng kiềng và khung xương chân chữ X với trẻ dưới 6 tuổi. Tuy nhiên đây là hiện tượng bình thường, chỉ khi trẻ vừa chào đời mà chân thẳng tắp thì cha mẹ mới thực sự đáng lo ngại.

Thông thường khi trẻ từ 8-9 tuổi, thậm chí 10 tuổi khung xương chân sẽ tự phát triển hoàn chỉnh và giữ nguyên cho đến khi trưởng thành. Vì vậy, cha mẹ không nên lo lắng quá nhiều mà cần biết thời điểm khi nào nên đưa con tới bệnh viện để tránh hậu quả đáng tiếc.

Những dấu hiệu bất thường ở chân mẹ nên cho bé tới bệnh viện sớm

Các bậc phụ huynh nên chú ý quan sát trẻ xem có dấu hiệu bất thường ở chân hay không. Nếu trẻ gặp một trong số vấn đề sau đây, cha mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế để kiểm tra.

Dấu hiệu bất thường ở chân trẻ, mẹ nên cho bé tới bệnh viện sớm - Ảnh 2
Hình dáng chân chuẩn của trẻ theo độ tuổi. (Ảnh minh họa)

1. Hình dáng chân có nhất quán với độ tuổi hay không

Với trẻ hơn 3 tuổi mà chân vẫn có hình dạng chữ O hoặc hình dạng chữ X khi trẻ đã hơn 7 tuổi thì cần đưa tới bệnh viện kiểm tra. Bởi thông thường ở độ tuổi này xương chân của bé phải về dáng thẳng, đôi chân dần bớt cong.

2. Trẻ gặp khó khăn khi đi lại, thường xuyên kêu đau chân

Chân của bé ngắn hơn so với các bạn cùng trang lứa, bé gặp khó khăn trong việc đi lại hoặc thường xuyên kêu đau chân. Mẹ không nên chủ quan mà đưa con tới bệnh viện để kiểm tra.

3. Chân của trẻ không đối xứng

Tình trạng chân chữ O hoặc chân chữ X chỉ xuất hiện ở một chân hoặc dấu hiệu lạ khiến chân bất đối xứng cũng cảnh báo nguy cơ trẻ bị bệnh.

Phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến là trẻ em. hiện tại chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết, nên việc phòng bệnh là hết sức quan trọng.

TIN MỚI NHẤT