Cứ tưởng con quấy khóc, nôn ói vì lười ăn, ai ngờ nó là dấu hiệu cho căn bệnh nên cảnh giác cao độ này

Chăm sóc con 31/12/2017 05:30

Nuôi con khó tránh khỏi đau đầu khi sức khỏe của bé gặp vấn đề, trong đó những dấu hiệu và triệu chứng trẻ bị viêm dạ dày ruột có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên mẹ hãy trang bị trước cho mình những kiến thức về nguyên nhân và cách chăm sóc nhé.

1. Bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ em là gì?

Với bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ em, mẹ có thể hiểu đây là tình trạng viêm niêm mạc hay lớp lót của đường tiêu hóa trong cơ thể bé. Theo như Bệnh viện Nhi Trung Ương, trẻ nhỏ có thể mắc bệnh viêm dạ dày ruột ít nhất 2 lần mỗi năm. Thậm chí, mẹ cũng cần phải lường trước giai đoạn bé đi nhà trẻ sẽ có khả năng bị thường xuyên hơn. Dù vậy, cũng đừng quá lo lắng vì sau tuổi lên 3, bệnh sẽ ít xảy ra với bé vì hệ miễn dịch trong cơ thể các con lúc này đã phát triển khá đáng kể rồi.

Cứ tưởng con quấy khóc, nôn ói vì lười ăn, ai ngờ nó là dấu hiệu cho căn bệnh nên cảnh giác cao độ này - Ảnh 1
2. Nguyên nhân và biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị viêm dạ dày ruột

Có 3 “đối tượng” nguy hiểm dễ gây ra tình trạng viêm dạ dày ruột ở trẻ em đó là vi khuẩn (như shigella, salmonella, campilobacter, tụ cầu hay E. coli), virus (hay gặp nhất là adenovirus và rotavirus) và ký sinh trùng (như gardia).

Thói quen sống và sinh hoạt cũng có quyết định rất lớn đến sự lây lan của căn bệnh viêm dạ dày ruột như:

"Thủ phạm" gây bệnh là vi khuẩn hay ký sinh trùng. Mẹ có thể đã cho bé ăn những thực phẩm hoặc uống nước mang mầm bệnh.

"Thủ phạm" gây bệnh là virus. Khi bé dùng chung thìa, cốc với người nhiễm virus hoặc ăn phải những thực phẩm chứa mầm bệnh thì rất có khả năng con bị lây nhiễm bệnh viêm dạ dày ruột.

"Thủ phạm" phân nhiễm khuẩn. Không ngoại trừ khả năng con tiếp xúc với phân nhiễm khuẩn rồi vô tình đưa tay lên miệng. Nghe hơi trớ trêu nhưng con đường lây nhiễm này hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt là khi con đi nhà trẻ và mẫu giáo. Đôi khi mẹ chẳng nhìn thấy tay con bị bẩn đâu, nhưng thực ra những vi khuẩn gây bệnh với kích thước cực nhỏ đang tấn công và bám đầy bàn tay nhỏ xíu của bé đấy.

Khi trẻ bị viêm dạ dày ruột thì mẹ cần đặc biệt lưu tâm đến nguy cơ con bị mất nước bởi nếu để tình trạng trở nên nghiêm trọng, nó hoàn toàn có thể cướp đi sinh mạng của bé. Vì vậy, khi con bị viêm dạ dày ruột, tốt nhất mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.

Cứ tưởng con quấy khóc, nôn ói vì lười ăn, ai ngờ nó là dấu hiệu cho căn bệnh nên cảnh giác cao độ này - Ảnh 2
3. Dấu hiệu và triệu chứng trẻ bị viêm dạ dày ruột

Những triệu chứng trẻ bị viêm dạ dày ruột. Tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh mà những triệu chứng này ở trẻ có thể nặng hoặc nhẹ, kéo dài từ vài giờ và thậm chí đến vài ngày.

- Nôn ói.

- Tiêu chảy.

- Đau bụng.

- Đau người.

- Ớn lạnh.

- Sốt.

Dấu hiệu cảnh báo trẻ bị viêm dạ dày ruột:

- Những biểu hiện mất nước: Khát nước trầm trọng, mắt trũng, môi khô, da nhăn nheo.

- Đi tiểu ít (hơn 6h mà không cần thay bỉm mới).

- Khóc không ra được nước mắt.

- Tay chân bị lạnh và nhợt nhạt.

- Nôn kéo dài trong hơn 2 ngày.

- Đi ngoài với phân dính máu.

- Quấy khóc bất thường.

- Ngủ nhiều.

Cứ tưởng con quấy khóc, nôn ói vì lười ăn, ai ngờ nó là dấu hiệu cho căn bệnh nên cảnh giác cao độ này - Ảnh 3
5. Cách điều trị bệnh cho trẻ bị viêm dạ dày ruột

Nếu bé cảm thấy khó chịu và sốt. Mẹ cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Cũng có một lưu ý là đừng bao giờ cho bé uống aspirin bởi nó có thể gây hội chứng Reye’s - một căn bệnh hiếm gặp mang nguy cơ chết người.

Nếu bé bị nôn. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng dung dịch điện giải Oresol, tùy theo lượng nước giữ lại được sau những lần uống và mức độ nôn của trẻ.

Nếu trẻ nhiễm trùng bởi vi khuẩn. Bác sĩ có khả năng sẽ kê kháng sinh.

Cứ tưởng con quấy khóc, nôn ói vì lười ăn, ai ngờ nó là dấu hiệu cho căn bệnh nên cảnh giác cao độ này - Ảnh 4
6. Chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày ruột

- Lúc tìm cách bù nước cho con, mẹ nên lưu tâm tránh xa những loại đồ uống nhiều đường như soda, nước hoa quả vì chúng có thể làm bệnh trầm trọng hơn.

- Mẹ có thể cho con tiếp tục sử dụng những thực phẩm quen thuộc với lượng nhỏ khi bị bệnh nếu bé chỉ bị viêm nhẹ (như tiêu chảy nhẹ, không nôn) và đã biết dùng thức ăn đặc trước đó. Lưu ý là sữa mẹ hay sữa công thức cũng đã đủ đáp ứng nhu cầu nước của trẻ nên không cần dùng đến Oresol.

Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích khác:

- Theo Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ bị bệnh viêm dạ dày ruột sớm trở lại với chế độ ăn uống thường ngày, tuy nhiên vẫn nên kiêng các thực phẩm nhiều chất béo. Một chế độ ăn hợp lý nên bao gồm tinh bột (có trong cơm, cháo…), rau quả, thịt nạc và sữa chua.

- Mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời theo dõi những biểu hiện của con để xem xét có nên cho bé ăn uống gần như bình thường hay cần kiêng khem gì thêm không.

- Mẹ không nên quá lo lắng nếu bệnh nhiễm trùng khiến con trở nên chán ăn vài ngày vì chỉ cần đảm bảo đủ lượng nước cung cấp cho cơ thể thì mọi chuyện cuối cùng sẽ ổn thôi.

Cứ tưởng con quấy khóc, nôn ói vì lười ăn, ai ngờ nó là dấu hiệu cho căn bệnh nên cảnh giác cao độ này - Ảnh 5
7. Cách phòng bệnh viêm dạ dày ruột cho trẻ

- Rửa tay cẩn thận bằng xà phòng và nước sạch sau khi thay tã cho con, sau đi vệ sinh và trước, sau bữa ăn. Thực hiện "quy định" này với các thành viên khác trong nhà và người trông trẻ.

- Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trong giai đoạn chuẩn bị và chế biến đồ ăn cho trẻ.

- Cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên uống vắc xin phòng tiêu chảy do rotavirus gây nên, uống 2 lần và cách nhau ít nhất 1 tháng. Mẹ nên cho con uống trước 6 tháng tuổi nhé.

- Thường xuyên rửa tay cho bé trong ngày.

Chăm sóc con nhỏ đồng nghĩa với việc mẹ luôn phải đề cao tinh thần cảnh giác với mọi bệnh tật tiềm tàng có thể xảy ra với con bất cứ lúc nào. Đặc biệt, mẹ hãy cẩn thận với 17 dấu hiệu và triệu chứng trẻ bị viêm dạ dày ruột để giúp con tránh những nguy hiểm khó lường cho sức khỏe của mình sau này nhé.

Trẻ đổ mồ hôi vào ban đêm – dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm

Trẻ đổ mồ hôi vào ban đêm – dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh cực nguy hiểm

TIN MỚI NHẤT