Mãi 2 tuần sau, người mẹ mới nghi ngờ về dấu hiệu này của con và đưa đi khám bác sĩ.
- Bác sĩ chuyên khoa tư vấn cách phòng chống bệnh viêm họng cho trẻ khi trời lạnh
- Bác sĩ Nhi chỉ rõ 2 bệnh trẻ dễ mắc phải trong những ngày lễ Tết và cách phòng tránh
Những đứa trẻ sơ sinh với đôi mắt tròn long lanh, đôi má phồng chúm chím cùng những cử chỉ đáng yêu luôn khiến trái tim người lớn "tan chảy". Mặc dù những cử chỉ như gãi tai, mút tay... trẻ sơ sinh rất đáng yêu, nhưng khả năng giao tiếp của bé vẫn chưa phát triển và những hoạt động đó có thể là dấu hiệu cho thấy con đang bất ổn và do đó cha mẹ cần chú ý đến những biểu hiện của trẻ để biết con đang cố gắng nói gì với mình.
Một cặp vợ chồng người Trung Quốc nhận thấy cậu con trai 1 tuổi tên An An của mình luôn để tay lên đầu, chỗ gần tai.
Ban đầu, cả hai vợ chồng nghĩ rằng đó là một cử chỉ rất bình thường vì nhiều đứa trẻ có thói quen như vậy. Thậm chí, họ còn cho rằng cậu con trai của mình đang tò mò với mọi thứ và muốn nắm lấy nên mới có hành động gãi đầu như vậy.
Tuy nhiên, hai tuần sau đó, cậu bé An An vẫn giữ "thói quen" đưa tay lên đầu gãi. Người mẹ liên tục quan sát và nhận thấy mỗi lần đưa tay lên như vậy con lại cau mày như thể rất khó chịu. Linh cảm có điều gì đó không ổn với con, bà mẹ đưa con đến bệnh viện nhi khám. Lúc này cả hai vợ chồng mới ngã ngửa người khi bác sĩ thông báo bé An An bị viêm tai giữa nặng, thậm chí còn bị nhiễm trùng.
Bác sĩ cho biết tình trạng của An An khá nghiêm trọng vì cậu bé bị viêm tai trong thời gian lâu rồi mà bố mẹ An An không phát hiện ra.
Họ cảm thấy ân hận vì An An "kêu cứu" nhưng họ lại nghĩ đó là một cử chỉ bình thường. May mắn là bác sĩ nói rằng vẫn chưa quá muộn để điều trị và cơ hội hồi phục hoàn toàn là khá cao.
Viêm tai giữa là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi. Nếu bố mẹ thấy con có biểu hiện liên tục dùng tay kéo tai, khóc, hay cáu gắt, có nước chảy ra từ tai, sốt... thì nên lập tức đưa con đi khám để phát hiện kịp thời.