Bé 5 tháng tuổi đã có thể bắt đầu ăn dặm nên mẹ nên giới thiệu cho bé nhiều món ăn mới.
- Bác sĩ Nhi chỉ rõ 2 bệnh trẻ dễ mắc phải trong những ngày lễ Tết và cách phòng tránh
- Thai 6 tuần đã có tim thai chưa?
Từ 5 tháng tuổi nhiều bé đã có thể bắt đầu ăn dặm. Khi này rất nhiều bố mẹ thắc mắc không biết bé 5 tháng tuổi ăn được gì và nên ăn mấy bữa một ngày. Các chia sẻ sau đây sẽ giúp bố mẹ biết cho con ăn dặm đúng cách.
1. Trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm ngày mấy bữa?
Theo khuyến cáo hiện tại từ các cơ quan y tế như Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, Bộ Y tế Vương quốc Anh, Tổ chức Y tế Thế giới và UNICEF mẹ nên chờ đến khi bé đủ 6 tháng mới cho ăn dặm. Nguyên nhân là sữa mẹ hoặc sữa công thức thường đáp ứng tốt hơn nhu cầu dinh dưỡng của bé trong 6 tháng đầu đời.
Tuy nhiên, mẹ cũng có thể cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm khi bé có các dấu hiệu sẵn sàng như:
- Miệng bé nhai tóp tép khi rảnh rỗi.
- Khi thấy mọi người ăn bé tỏ ra thích thú và tò mò.
- Bé đã có khả năng ngồi vững.
- Bé đòi bú nhiều hơn bình thường.
Khi cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm mẹ nên chú ý sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu của bé. Vì vậy khi mới bắt đầu cho bé ăn dặm mẹ chỉ nên cho bé ăn 3 muỗng thức ăn mỗi bữa. Một ngày bé 5 tháng tuổi có thể ăn từ 1 đến 2 lần tùy theo nhu cầu của bé. Mẹ nên cho bé ăn từng chút một cho quen dần rồi mới tăng khẩu phần. Đối với bé 5 tháng tuổi đã quen với ăn dặm sớm thì mẹ có thể cho bé ăn 2 đến 3 bữa một ngày.
2. Trẻ 5 tháng tuổi ăn gì?
Khi giới thiệu thực phẩm cho bé 5 tháng tuổi mẹ có thể cho bé thử 3 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng bao gồm:
- Chất bột đường bao gồm gạo, mì, khoai tây, khoai sọ.
- Chất đạm bao gồm thịt gà, thịt bò.
- Rau, củ, quả tươi nhằm cung cấp chất xơ và vitamin cho bé.
3. Giới thiệu một số món cho bé 5 tháng
Cháo trắng
Nguyên liệu: Gạo tẻ, nước, dầu ăn.
Cách nấu cháo trắng:
Bước 1: Mẹ vo sạch gạo rồi cho vào nồi đun từ 30 phút đến 1 giờ.
Bước 2: Khi cháo sôi mẹ bật nhỏ lửa rồi khuấy đều.
Bước 3: Đợi cháo chín nhừ mẹ bắc khỏi bếp. Sau đó cho thêm 1 thìa dầu ăn rồi để nguội cho bé ăn.
Bột súp lơ xanh và khoai lang
Nguyên liệu: 175g khoai lang, 100g súp lơ xanh, 30ml sữa bình thường của bé.
Cách nấu bột súp lơ xanh và khoai lang:
Bước 1: Lột vỏ khoai lang và cắt thành từng miếng.
Bước 2: Đặt khoai vào nồi, thêm nước vừa đủ đun sôi trong 5 phút.
Bước 3: Thêm súp lơ xanh vào nồi nấu trong 5 phút.
Bước 4: Thêm sữa vào nồi rồi trộn đều. Nấu cho đến khi hỗn hợp chín nhuyễn.
Bước 5: Để hỗn hợp bột nguội rồi cho bé ăn.
Bột khoai tây
Nguyên liệu: khoai tây, bột gạo, nước, dầu ăn.
Cách nấu bột khoai tây:
Bước 1: Mẹ luộc khoai tây rồi vỡ ra để nguội. Sau đó bóc sạch vỏ và xay nhuyễn khoai tây.
Bước 2: Đun chín bột gạo.
Bước 3: Trộn đều khoai tây vào bột rồi đun nhừ hỗn hợp.
Bước 4: Bắc nồi khỏi bếp rồi thêm 1 thìa dầu ăn. Mẹ đã có món bột khoai tây bổ dưỡng cho bé.
Bột cà rốt và rau dền
Nguyên liệu: 1 củ cà rốt gọt vỏ và thái hạt lựu. 1 củ cải đường lột đường và thái hạt lựu.
Cách nấu bột cà rốt và rau dền:
Bước 1: Cho cà rốt và rau dền vào luộc cho chín mềm.
Bước 2: Đem hỗn hợp vào máy xay để nghiền nhuyễn.
Bước 3: Cho thêm nước đun sôi hoặc sữa bình thường của bé để điều chỉnh độ đặc, loãng của bột.