Cháu trai 3 tuổi bị mù và mất khả năng đi lại, bà ngoại òa khóc khi biết nguyên nhân là do chính mình

Chăm sóc con 25/12/2018 05:30

Nếu không trông chừng con trẻ cẩn thận thì chỉ ngoảnh trước ngoảnh sau bạn sẽ phải ân hận cả đời, đây cũng là lỗi sai mà rất nhiều phụ huynh đang mắc phải.

Vụ việc xảy ra ở huyện Tuy Ninh, Từ Châu, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) để lại bài học đắt giá cho nhiều người lớn khi chăm sóc và trông chừng trẻ nhỏ.

Theo tờ The Paper, cậu bé Ruirui 3 tuổi ở với ông bà vì bố phải đi làm ăn xa, thỉnh thoảng mới về thăm nhà còn mẹ của cậu bé đã qua đời lúc sinh con. Vào khoảng 10h sáng ngày 19/8/2015, cậu bé Ruirui lên giường nằm ngủ say mê mệt sau khi được ông bà cho ăn sáng. Đến khoảng 12h trưa, ông ngoại của cậu bé lại gọi cháu dậy ăn trưa nhưng thấy cháu vẫn nằm ngủ say nên ông đành "cho cháu ngủ thêm một lát". Mãi tới 4h chiều, ông mới phát hiện mặt cháu đã tái mét và cơ thể co giật.

Theo lời kể của bà ngoại cậu bé, bà He Yurong, tối hôm trước đó (tức tối 18/8), khi thấy bà lấy lọ thuốc uống, cậu bé Ruirui đã tò mò nên hỏi bà uống gì đó. Bà He đang uống thuốc tiêu chảy và chỉ trả lời qua loa cho cháu rằng: "Cháu không ăn được" rồi đặt nó vào tủ lạnh. Đến khi bà He đi ngủ, cậu bé Ruirui tinh nghịch đã bắc ghế lên và mở tủ lạnh ra để lấy lọ thuốc của bà. Ngày hôm sau, bà He phát hiện lọ thuốc gần 100 viên của mình đã hết, bà hỏi cháu có cho vào miệng không nhưng cậu bé Ruirui lắc đầu. Loại thuốc này không có vị đắng như thông thường nên khả năng Ruirui đã nuốt hết 95 viên thuốc ấy vào bụng.

Cháu trai 3 tuổi bị mù và mất khả năng đi lại, bà ngoại òa khóc khi biết nguyên nhân là do chính mình - Ảnh 1

Cậu bé Ruirui 3 tuổi và bà ngoại.

Chiều 19/8, cậu bé Ruirui được đưa vào trạm xá thị trấn nhưng phải chuyển lên bệnh viện huyện ngay lập tức. Các bác sĩ ở bệnh viện huyện Tuy Ninh cũng phải lắc đầu nên 4h sáng sớm 20/8, cậu bé được chuyển thẳng lên bệnh viện Nhi Từ Châu. Tại đây, các bác sĩ phải mất 18 tiếng đồng hồ để rửa ruột và cấp cứu cho cậu bé Ruirui. Họ cho biết, Ruirui bị ngộ độc loại chất có trong loại thuốc thường được sử dụng để điều trị tiêu chảy và viêm ruột.

Ruirui nằm 6 ngày trong phòng chăm sóc đặc biệt. Vào ngày thứ 6 (25 tháng 8), có lẽ vì sợ không thể thanh toán được các chi phí y tế, bà ngoại của cậu bé đã bí mật đưa Ruirui ra khỏi Bệnh viện Nhi Từ Châu và sau đó đưa cháu đến bệnh viện thị trấn để truyền dịch. Đêm hôm đó cậu bé vẫn còn có thể gọi bà nhưng vào buổi trưa ngày hôm sau, tình trạng của Ruirui đột nhiên xấu đi. Gia đình ngay lập tức trở lại Bệnh viện Nhi Từ Châu và sau đó được chuyển đến khoa phục hồi chức năng.

Cháu trai 3 tuổi bị mù và mất khả năng đi lại, bà ngoại òa khóc khi biết nguyên nhân là do chính mình - Ảnh 2

Vào ngày 9 tháng 10, với sự giúp đỡ của hàng xóm và một số tình nguyện viên từ Nam Kinh, cậu bé được đưa tới Bệnh viện Nam Kinh để điều trị. Vài ngày sau đó, Ruirui mới tỉnh lại nhưng cậu bé không thể đứng vững, mắt cũng không thể nhìn rõ. Bác sĩ cho biết cậu bé đã bị tổn thương não vĩnh viễn.

Mặc dù là đồ vật trong nhà nhưng bất cứ thứ gì cũng có thể trở thành mối nguy hiểm cho trẻ nhỏ, đặc biệt là các loại thuốc hoặc gia vị rất dễ gây ngộ độc. Chẳng hạn nửa thìa cafe muối cho bé dưới 1 tuổi hoặc một thìa canh muối (cho bé 1-2 tuổi) có thể làm tổn thương hệ thần kinh trung ương của bé.

Bên cạnh đó còn có nhiều loại "độc tố" ở trong nhà đe dọa bé mà cha mẹ dễ chủ quan:

- Nước súc miệng: Nhiều nhãn hiệu nước súc miệng có chứa cồn. Mà cồn ảnh hưởng đáng kể đến các bé cho dù chỉ với số lượng nhỏ. Nó gây sụt giảm nhanh lượng đường trong máu, buồn ngủ, động kinh, thậm chí tử vong. Các sản phẩm gia dụng khác chứa cồn gồm nước hoa, nước dưỡng sau khi cạo râu, rượu, một số loại thuốc ho, cảm lạnh.

- Tinh dầu dành cho bé (baby oil): Loại này tương tự như xăng dầu, chất đánh bóng gỗ, nước rửa kính... Khi nuốt phải những chất này, chúng dễ dàng đi xuống phổi của bé. Chỉ một lượng nhỏ có thể gây viêm phổi trong vài tiếng đồng hồ. Dung dịch này còn lan ở bề mặt bên trong của phổi, cản trở oxy vào máu.

- Thuốc bổ sung sắt: Mặc dù bổ sung viên sắt là an toàn cho người lớn nhưng phải tuân thủ hướng dẫn trên nhãn. Nếu uống phải thuốc bổ sung sắt của cha mẹ, bé có thể bị nguy hiểm đến tính mạng (tùy thuộc lượng thuốc và cân nặng của bé).

- Pin cúc áo, pin tiểu: Pin được dùng trong đồng hồ, các loại đồ chơi, máy móc. Nếu bé nuốt phải, pin sẽ dính ở cổ họng hay dạ dày, gây bỏng nặng vì hóa chất của pin rò rỉ ra ngoài.

Cha mẹ nên phòng ngộ độc cho trẻ bằng cách:

- Để tất cả các loại thuốc xa tầm tay bé; lau sạch hóa chất bị rớt và để xa bé.

- Dạy bé nên hỏi cha mẹ trước khi đưa thứ gì vào miệng.

- Đóng gói bao bì, vặn chặt sản phẩm sau mỗi lần sử dụng.

Canxi gấp 5 dưa chuột, 7 cà chua, loại rau này mùa đông rẻ, không cho con ăn: Quá phí

Loại rau này nên được mẹ cho con ăn nhiều vào mùa đông nếu muốn bé có chiều cao vượt trội.

TIN MỚI NHẤT