Hầu hết mọi người thường thể hiện sự chê trách bằng cách cằn nhằn và khiển trách, điều này không dễ để trẻ chấp nhận.
- Trẻ con sinh ra phải biết gọi ''BỐ'' đầu tiên, nghe qua thì vô lý nhưng thực tế lại cực kỳ thuyết phục
- Tá hỏa khi giáo viên chấm bài con " -1 điểm vì nói ngọng L-N", nhưng chỉ 15 ngày áp dụng mẹo này mẹ tự tin con phát âm chuẩn
Khi mắc lỗi hoặc có hành động không phù hợp, trẻ có thể ngay lập tức bị người khác chê trách. "Người khác" ở đây có thể là người thân, bạn bè, hoặc một người qua đường. Lúc này, cha mẹ nên có cách ứng xử ra sao để con cái không bị tổn thương, cũng không bị mang tiếng bênh con mù quáng, đây là câu hỏi mà tất cả các bậc phụ huynh cần cân nhắc.
Cha mẹ bình thường có thể có hai phản ứng sau khi con bị phê bình: Một số người vốn dĩ biết vấn đề của con và đang cân nhắc cách hướng dẫn, giải quyết, nhưng khi bị người khác chê bai thẳng thừng như vậy, họ sẽ tự trách, cảm thấy mình không phải là một ông bố/bà mẹ tốt. Nhưng bên cạnh đó, họ cũng tự ái vì nghĩ đối phương đang thông qua con cái để chê trách mình, vì vậy muốn phản biện lại. Những bà mẹ như vậy thường chọn đứng về phía con cái, bảo vệ cho đứa trẻ hoặc chính họ trước những lời chê trách.
Một số phụ huynh khác thì lập tức lên tiếng la mắng con: "Vâng! Đứa trẻ này cứ nhắc đi nhắc lại mãi không chịu thay đổi, cứ như vậy sẽ chẳng nên trò trống gì". Theo cách này, các bà mẹ thường đồng tình với những người chê trách, đứng về phía đối lập với trẻ.
Ảnh minh họa.
Một bà mẹ mới đây chọn cách xử lý khác khi con bị chê trách và nhận được nhiều khen ngợi. Tiểu Nhiên, 4 tuổi (Trung Quốc), là một đứa trẻ hơi cẩu thả, thường cất đồ chơi đi rồi tìm chúng khắp nơi. Một ngày, cô bé muốn sang nhà hàng xóm chơi, có ý định mang theo một con búp bê Barbie nhưng không tìm thấy.
Thấy mẹ đang bận rộn, Tiểu Nhiên tìm bà nội giúp. Không ngờ bị bà mắng: "Con bị sao vậy, mới còn nhỏ đã quên trước quên sau, nếu cứ như vậy làm sao học hành tiến bộ? Sau này con sẽ không thể vào một trường đại học tốt hay tìm được một công việc thuận lợi…". Bà càng nói càng tức giận.
Hãy đặt mình vào vị trí của mẹ Tiểu Nhiên, lúc này bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ đứng về phía đứa trẻ hay bên đối diện? Bà mẹ này áp dụng quy tắc 3 bước sau:
3 bước xử lý khi con bị chê trách:
1. Tạm dừng và quan sát phản ứng của trẻ
Thật không khôn ngoan nếu buộc mình phải phản ứng ngay lập tức trước những lời chê trách của người khác với con cái. Là một người mẹ, bạn có thể dừng lại và duy trì thái độ trung lập để tiếp tục chú ý đến diễn biến của sự việc và quan sát phản ứng tiếp theo của trẻ.
Nói thì dễ hơn làm, nhưng bước này rất quan trọng để duy trì tính khách quan. Nếu bị cảm xúc dẫn dắt, chúng ta dễ hành xử sai lầm dẫn đến bênh con vô lối hoặc chê trách trẻ nặng lời. Nên nhớ, mục đích của chúng ta không phải là kiểm soát hay làm bẽ mặt trẻ mà là nhắc nhở trẻ về sự tồn tại của các quy tắc và khiến trẻ hợp tác.
Vì vậy, bình tĩnh quan sát lúc này là lựa chọn tốt nhất. Ở trường hợp trên, rất có thể trẻ đã bỏ chạy tiếp tục đi tìm đồ chơi mặc sự cằn nhằn, chê trách của bà hoặc trẻ sẽ khóc tức tưởi. Sau đó, cũng có thể trẻ sẽ tức giận phản bác và bày tỏ quan điểm của mình. Lúc này, bạn cần xem phản ứng của trẻ... Bà mẹ đã không vội vã xử lý vấn đề, thay vì vậy, chị quan sát phản ứng xem con ra sao. Con gái chị đang sợ hãi muốn khóc.
2. Tích cực "phiên dịch" những lời chê trách từ người khác theo hướng nhẹ nhàng hơn
Hầu hết mọi người thường thể hiện sự chê trách bằng cách cằn nhằn và khiển trách, điều này không dễ để trẻ chấp nhận. Trong trường hợp nói trên, lời chê trách của người bà không thân thiện và cũng rất dàn trải, "vĩ mô", vì vậy Tiểu Nhiên không hiểu gì cả. Cô bé chỉ cảm thấy đó là những lời buộc tội đầy giận dữ. Tất cả những điều này khiến Tiểu Nhiên cảm thấy sợ hãi và không biết phải làm gì.
Thấy đứa trẻ khóc ngay lúc đó, người mẹ cố gắng hết sức để giao tiếp và "phiên dịch" lời nói của bà theo hướng tích cực để đứa trẻ nắm được nội dung bớt tổn thương. Chị nói đơn giản rằng, bà đang dặn con hãy nhớ đặt đồ chơi vào đúng vị trí để lần sau dễ tìm hơn. Đồng thời, lựa lời và thời điểm để góp ý cách bà nói chuyện với cháu, còn nhờ chồng làm "trung gian" để sự việc nhẹ nhàng hơn.
3. Nói chuyện riêng với con về cảm giác của bạn và cách sửa sai
Phạm lỗi cũng là cơ hội để trẻ học hỏi và trưởng thành. Đôi khi trẻ cần được nhắc nhở và thực hành nhiều lần để từ bỏ một thói quen xấu hoặc phát triển một thói quen tốt.
Sau khi con bị chê trách, bà mẹ này đã dành thời gian trò chuyện riêng với trẻ, nói về các cách để cải thiện. Chị cho rằng, sự bất cẩn của con vừa khiến con mất thời gian, mệt mỏi khi tìm kiếm đồ cần dùng, đồng thời cũng làm phiền người khác. Bà mẹ này sau đó quy định 1 khu vực để đồ chơi riêng, có dán bảng hoạt hình ngộ nghĩnh phía ngoài tủ để con nhớ lâu.
Nếu trẻ bị chê trách và xúc động, bạn có thể giúp trẻ xoa dịu cảm xúc để trẻ không mặc cảm về bản thân, biết rằng mắc lỗi và bị phê bình là điều bình thường, chỉ cần sửa sai là được. Dần dần, trẻ có thể dễ dàng tiếp nhận những lời góp ý từ người khác hơn.
Trường hợp trẻ thực sự có lỗi, là cha mẹ cũng nên xem xét lại bản thân. Nếu con cái có hành động quấy phá, khiến người khác phàn nàn thì cha mẹ nên thay mặt con xin lỗi trước và chủ động bồi thường. Lời xin lỗi này chỉ nên có sau khi đã hỏi chuyện con cặn kẽ. Khi không phải lỗi của trẻ, hãy bảo vệ con đến cùng. Đây là cách cha mẹ bảo vệ lòng tự trọng, cho con niềm tin và sự an toàn để phát triển.