Các phản ứng khi tiêm vắc-xin và cách khắc phục

Chăm sóc con 29/06/2018 07:33

Vắc xin được sử dụng để tạo miễn dịch cho cơ thể chống lại bệnh nhiễm trùng như bệnh bại liệt, viêm gan và ho gà,…

Nhờ có vắc-xin, một số bệnh có thể được loại trừ hoàn toàn (ví dụ: bệnh đậu mùa) hoặc làm giảm bớt tỷ lệ mắc bệnh. Tuy vậy, trước khi tiêm chủng cũng cần biết một số điều liên quan tới những phản ứng không mong muốn.

Các phản ứng không mong muốn thường gặp khi tiêm vắc-xin

Sốt

Sốt (nhiệt độ cao hơn 38,5°C) là phản ứng thường gặp nhất. Nên để trẻ nghỉ ngơi, mặc quần áo thoáng mát. Không nên lau trẻ bằng khăn lạnh vì khi đó các mạch máu co lại để giữ ấm cho cơ thể làm nhiệt độ tăng lên quá cao. Sốt là phản ứng giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại nhiễm trùng, vì thế, không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt (ví dụ paracetamol) trước khi tiêm vắc-xin. Sốt và co giật nhẹ không gây hại cho bộ não của trẻ, nhưng làm trẻ khó chịu. Nếu nhiệt độ tăng cao trên 39°C, có thể dùng paracetamol hoặc ibuprofen (cho trẻ trên 6 tháng tuổi) để hạ sốt. Nên đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế nếu trẻ có biểu hiện sốt hơn 2 ngày hoặc có cơn co giật kéo dài hơn 5 phút.

Các phản ứng khi tiêm vắc-xin và cách khắc phục - Ảnh 1
Đỏ, sưng và đau ở vị trí tiêm

Đây là phản ứng bình thường của cơ thể khi tiêm vắc-xin, phản ứng này có thể kéo dài 3-4 ngày và có thể kéo dài hơn khi tiêm vắc-xin nhiều lần liên tiếp. Nên vệ sinh sạch sẽ chỗ tiêm để làm dịu sự khó chịu cho trẻ. Bạn có thể dùng một chiếc khăn lạnh hoặc gói một cục đá trong một chiếc khăn ướt và đặt lên vùng bị đau trong vòng khoảng 20 phút. Bạn cũng có thể dùng các thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen, nên nhớ chỉ dùng khi thật cần thiết. Nếu trẻ nổi mề đay tại chỗ chích, có thể bôi hydrocortisone 1% 2 lần một ngày. Nếu các vết đỏ càng sưng đau trầm trọng hơn sau 3 ngày, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn và buồn nôn

Nên để trẻ nghỉ ngơi, uống nhiều nước và nước trái cây. Hay gặp trường hợp trẻ buồn ngủ, điều này là bình thường, miễn là trẻ vẫn có thể thức dậy được. Các triệu chứng này là bình thường và không cần điều trị. Nhưng nếu trẻ có biểu hiện khóc dốc và mệt mỏi hơn 3 giờ, hoặc có biểu hiện khó thở, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Ngoài ra, nôn mửa, tiêu chảy, đau cơ, khớp ít xảy ra hơn.

Lưu ý khi dùng thuốc

Lưu ý, do tâm lý lo lắng khi thấy trẻ sốt hay nổi mề đay, một số cha mẹ dùng paracetamol đến quá liều. Liều dùng paracetamol trung bình cho trẻ em là 10-15mkg cân nặng, thời gian cách nhau giữa các lần dùng thuốc trong ngày từ 4-6 giờ, không nên dùng thuốc quá 4 lần/ngày, tổng liều tối đa không quá 60mg/kg/24 giờ. Quá liều paracetamol sẽ dẫn đến suy gan, hôn mê, thậm chí là tử vong.

Một số biểu hiện của dùng quá liều paracetamol như: trẻ mệt, buồn nôn, nôn, khó chịu, đau hạ sườn phải, vàng da. Ngay khi uống quá liều paracetamol, các bậc phụ huynh cần cho trẻ vào ngay bệnh viện để các bác sĩ xử trí cấp cứu.

Đối với hydrocortisone 1%, không nên bôi quá 4 lần trong 1 ngày và không nên bôi thuốc trên một vùng da rộng vì thuốc gây nhiều tác dụng không mong muốn như teo da, rạn da, xuất huyết dưới da, viêm nhiễm nấm, phát ban,...

Do những nguy hiểm nêu trên, khi dùng thuốc, cha mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, dùng thuốc đúng liều lượng, chỉ định và bảo quản thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.

Hầu hết các tác dụng phụ của vắc-xin là nhẹ và thường biến mất trong vòng vài ngày. Khả năng một loại vắc-xin gây nguy hiểm là cực kỳ hiếm và việc tiêm chủng ít gây hại hơn so với việc mắc bệnh. Vì vậy, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiêm chủng các loại vắc-xin cần thiết để bảo vệ sức khỏe của con bạn.

4 vắc xin mẹ cần tiêm phòng trước khi mang thai để bảo vệ con

Ở giai đoạn mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu kém hơn bình thường nên rất dễ mắc bệnh truyền nhiễm. Điều nguy hiểm là khi mẹ bầu mắc bệnh truyền nhiễm thì thai nhi sẽ phải đối diện với nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, thậm chí sảy thai, thai chết lưu.

TIN MỚI NHẤT