6 cách đơn giản giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng

Chăm sóc con 28/06/2018 11:35

Những cơn khóc thét của bé sau những lần tiêm phòng luôn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Để giảm đi những cơn đau, cha mẹ có thể áp dụng những cách đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả dưới đây.

Sau khi tiêm vắc xin, hầu hết trẻ em sẽ có dấu hiệu cáu gắt, sốt cao, vết tiêm tấy đỏ, sưng đau khó chịu. Trường hợp trẻ sốt quá cao kèm theo một số dấu hiệu bất thường, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Đối với những triệu chứng thường gặp, mẹ có thể giảm đau cho trẻ bằng 6 cách dưới đây:

6 cách đơn giản giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng - Ảnh 1
Mẹ có thể giúp bé giảm đau sau khi tiêm phòng về bằng những cách đơn giản - Ảnh: Shutterstock

6 cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng 

Cho trẻ không gian yên tĩnh

Trẻ sẽ cảm thấy buồn ngủ, có thể xuất hiện tình trạng bỏ ăn vài giờ sau khi tiêm phòng. Lúc này, mẹ nên cho bé nghỉ ngơi ở không gian yên tĩnh, thoáng mát, nhiệt độ phòng ở mức vừa phải. Quần áo của trẻ cũng cần được thông thoáng, dễ mặc.

Giữ người bé trong lúc tiêm

6 cách đơn giản giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng - Ảnh 2
Mẹ ôm và giữ tay trẻ trong lúc tiêm phòng sẽ khiến cơn đau giảm đi rõ rệt - Ảnh minh họa: Internet

Khi tiêm ngừa, mẹ nên bế bé hoặc cho bé ngồi trong lòng. Một tay ôm, tay còn lại giữ tay trẻ để bác sĩ tiêm thuốc. Cách này sẽ giúp bé đỡ đau sau khi tiêm và tránh nguy cơ trẻ vô tình giằng cánh tay ảnh hưởng tới mũi tiêm, khiến vết tiêm càng sưng tấy.

Cho bé bú nhiều hơn

Trẻ sơ sinh sẽ có dấu hiệu bú mẹ ít hơn sau khi tiêm phòng về. Nhiều chuyên gia cho biết trẻ sơ sinh sẽ nhanh chóng quên đi cơn đau khi được mẹ cho bú đầy đủ. Vì vậy, mẹ hãy tăng cường cho bé bú nhiều hơn.

Chườm khăn mát

6 cách đơn giản giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng - Ảnh 3
Chườm mát lên vết tiêm và vùng lân cận sẽ giúp bé giảm đau sau khi tiêm phòng - Ảnh minh họa: Internet

Cách hiệu quả để giảm đau cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm ngừa là dùng khăn sạch chườm mát lên vùng bị đau. Cơn đau nhức quanh vị trí tiêm sẽ thuyên giảm. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sau 24 giờ, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ.

Làm bé phân tâm

Làm bé sao lãng, hướng sự chú ý vào những điều khác sẽ giúp bé bình tĩnh, không quấy khóc sau khi tiêm phòng về. Mẹ có thể tặng cho bé món đồ chơi mới hoặc luôn để món đồ chơi yêu thích của bé ngay bên cạnh. Mẹ cũng có thể cho bé xem các chương trình tivi dành cho trẻ em để làm sao lãng cơn đau.

Cho trẻ ngậm đường

6 cách đơn giản giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng - Ảnh 4
Trước khi tiêm phòng, mẹ hãy cho bé uống một ít nước đường - Ảnh minh họa: Internet

Theo trang Momjunction, đường không chỉ giúp bé thuốc uống dễ dàng hơn mà còn khiến bé giảm cảm giác đau khi tiêm phòng. Đây chính là bí quyết ngọt ngào dành cho trẻ sơ sinh. Mẹ có thể cho bé uống một vài muỗng nước đường hoặc nhúng núm vú giả vào nước sau cho đó bé ngậm trước khi tiêm để cơn đau không ảnh hưởng nhiều đến trẻ.

6 cách đơn giản nói trên sẽ giảm cơn đau do tiêm ngừa ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Bên cạnh đó, cha mẹ đừng quên vỗ về, an ủi để bé không cảm thấy bất an.

19 mũi tiêm phòng bảo vệ con cả đời, cha mẹ nào cũng nhất định phải biết

Tiêm chủng là cách an toàn nhất để bảo vệ trẻ sơ sinh. Dưới đây là 19 mũi tiêm bảo vệ cả đời con các mẹ nhất định phải ghi nhớ và cho con tiêm chủng đầy đủ.

TIN MỚI NHẤT