Cho trẻ nằm gối quá sớm có khả năng mắc dị tật cong vẹo xương sống, thậm chí là tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử.
- Chỉ cần ăn một quả trứng mỗi ngày trong 6 tháng có thể kích thích trí não trẻ sơ sinh phát triển
- Mách mẹ cách bế trẻ sơ sinh an toàn theo từng giai đoạn
Nằm gối có giúp trẻ ngủ ngon hơn?
Trước khi trả lời câu hỏi này, mọi người cần phải hiểu rõ tại sao chiếc gối lại khiến chúng ta cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ. Trên thực tế, cấu trúc xương ở trẻ nhỏ và người trưởng thành có sự khác biệt lớn nên tác dụng của gối với giấc ngủ không giống nhau.
Với người trưởng thành, xương cổ có độ cong tự nhiên không cùng một đường thẳng với xương cột sống và xương cùng. Vai trò của gối giúp làm giảm áp lực tới xương đốt sống cổ, để đầu và cổ ở vị trí thoải mái. Đây là lý do tại sao gối không nên quá cao hoặc quá thấp mà phải phù hợp với độ cong của xương đốt sống cổ.
Tuy nhiên, với trẻ dưới 2 tuổi đặc biệt là trẻ sơ sinh không cần thiết phải dùng gối. Vì xương sống của trẻ lúc mới sinh là đường thẳng chứ chưa cong như người lớn. Khi ngủ, phần đầu lưng phải thẳng, nếu nằm gối cổ sẽ bị quẹo, xương sống bị thay đổi hình dạng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển xương sống nguy cơ mắc dị tật ở trẻ là rất cao.
Nguy hiểm hơn, ở giai đoạn này xương cổ và sụn còn rất mềm vì thế bé không có khả năng tự nhấc cổ. Nếu gối đầu không thoải mái cổ bé sẽ bị gập lại, vùng họng bị chèn ép dẫn tới sặc hoặc ngạt thở.
Cho trẻ nằm gối để không bị méo đầu, đúng hay sai?
Quan sát bằng mắt thường hoặc xoa đầu nhẹ nhàng, mẹ có thể nhận thấy sự biến dạng vùng đầu ở mức độ thế nào. Tình trạng này thường gặp ở trẻ sơ sinh do nằm sai tư thế, nằm thẳng hoặc nghiêng cố định trong thời gian dài.
Ngoài ra, việc mẹ cho bé gối đầu trên những chiếc gối lồi lõm, chất lượng kém cũng là một nguyên nhân. Trong khi đó, hộp sọ của trẻ sơ sinh vẫn còn rất mềm, dễ dàng bị biến dạng do tác động từ ngoại lực.
Điều quan trọng, cho trẻ nằm gối quá sớm không những khiến đầu biến dạng mà còn tăng nguy cơ ngưng thở, mắc hội chứng đột tử. Không ít trường hợp trẻ bị ngạt do gối, chăn khi ngủ dẫn tới hậu quả đáng tiếc.
Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ đưa ra cảnh báo cho các bậc phụ huynh không nên sử dụng gối, hoặc đặt quá nhiều vật dụng trong nôi của trẻ. Bởi trong lúc ngủ bé có thể xoay hoặc lật người, nằm úp mặt dẫn tới ngạt thở.
Khi nào trẻ cần nằm gối và chọn gối thế nào cho phù hợp?
Trẻ tới độ tuổi đi học khi nhìn thấy bạn nằm gối sẽ tò mò muốn bắt chước. Thời điểm này, xương của trẻ cũng cứng cáp hơn nên mẹ có thể chuẩn bị gối cho bé. Tuy nhiên, hãy chú ý tới các yếu tố để lựa chọn gối sao cho phù hợp.
1. Độ cứng
Điều quan trọng là chọn một chiếc gối độ cứng vừa phải để tạo sự thoải mái giúp bé có giấc ngủ sâu và ngon hơn. Mẹ không nên chọn gối quá mềm, kể cả với trẻ đã học mẫu giáo thì nguy cơ ngạt thở khi ngủ vẫn rất cao.
Cách đơn giản nhất để kiểm tra độ cứng là ấn tay vào gối, vị trí ấn có độ lún vừa phải, độ đàn hồi nhanh mẹ có thể yên tâm mua cho bé.
2. Kích thước
Gối của trẻ không cần quá lớn, quá cao. Với chiều rộng chỉ cần bằng kích thước vai của bé là thích hợp nhất, khoảng 40 cm x 30 cm. Độ dày 1-2 cm cho bé dưới 4 tháng tuổi, 3-4 cm cho trẻ 6 tháng tuổi và 3- 9cm cho trẻ trên 3 tuổi.
3. Chất liệu ruột và vỏ gối
Mẹ nên chọn loại gối có độ mềm phù hợp, vỏ gối làm bằng chất liệu thoáng khí và mềm mại. Ruột gối nên dùng bông tự nhiên, vỏ trấu, vỏ đỗ… để dễ dàng thay đổi độ cao phù hợp với tư thế nằm của bé, đồng thời cũng tạo sự thoáng khí.