Nhận thấy tình trạng của bệnh nhi bị vàng da sơ sinh tán huyết có thể biến chứng thần kinh, dẫn đến nguy cơ chậm phát triển trí tuệ, mất thính lực, rối loạn vận động mắt, thậm chí tử vong nên các bác sĩ chỉ định thay máu hoàn toàn.
- Trẻ sơ sinh cần bổ sung vitamin gì và những lưu ý cần nắm
- Hiểu đúng về tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh
Bác sĩ Diệp Loan - Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ cho biết bệnh viện vừa thực hiện thay máu hoàn toàn cho một bé gái sơ sinh 3 ngày tuổi bị vàng da toàn thân nặng được bệnh viện tuyến dưới chuyển đến. Bé vàng da sơ sinh tán huyết xảy ra do nhóm máu giữa mẹ - con không tương thích. Mẹ nhóm máu O, con nhóm máu A hoặc B. Nếu cha mẹ tiếp tục để trẻ rơi vào tình trạng vàng da quá mức, chất độc sẽ ngấm vào não gây biến chứng thần kinh, dẫn đến nguy cơ chậm phát triển trí tuệ cho bé.
Ngay lúc mới nhập viện, qua xét nghiệm, các bác sĩ đã phát hiện nồng độ bilirubin tăng trong máu bệnh nhân. Theo đó, bilirubin chính là sắc tố mật, giúp nhận biết về tỷ lệ hủy hoại tế bào máu đỏ, nếu dư thừa sẽ gây tổn thương não.
Sau ca thay máu, cháu bé tỉnh, hiện tượng vàng da giảm nhiều, khả năng bú khá.
Theo các bác sĩ nhi, trong những ngày đầu sau sinh, các bậc cha mẹ cần theo dõi sát trẻ để phát hiện tình trạng vàng da. Việc quấn ủ trẻ quá kỹ, không quan sát được toàn thân trẻ là lý do chính khiến tỷ lệ trẻ mắc vàng da sơ sinh nặng tăng cao.