Trẻ sơ sinh thường có biểu hiện rặn đỏ mặt khiến ba mẹ vô cùng lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu vì sao trẻ sơ sinh rặn nhiều cũng như cách khắc phục qua bài viết dưới đây.
- Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt trắng khi nào đáng lo ngại?
- Trẻ sơ sinh ngủ có 3 hiện tượng này hãy nhanh chóng đánh thức dậy, nếu chậm trễ sẽ hại bé
Trẻ sơ sinh rặn nhiều đến đỏ mặt không phải là trường hợp hiếm gặp ở các bé và thường ít đáng lo ngại. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, đó có thể là biểu hiện cảnh báo sớm một bệnh lý nào đó ở trẻ. Ba mẹ nên theo dõi tình trạng của con mình để có hướng khắc phục vấn đề sớm.
1. Vì sao trẻ sơ sinh hay rặn đỏ mặt?
Khi bạn phát hiện con mình có các biểu hiện như: rặn đỏ mặt, vặn mình, gồng mình trong vài phút rồi lại thả lỏng. Sau đó một thời gian, bé lại lặp lại hành động trên, trong khi vẫn bú và ngủ bình thường, cân nặng tăng đều. Thì điều này bạn không nên quá lo lắng, đây có thể chỉ là các phản ứng sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh, chúng sẽ biến mất theo thời gian.
Khi trẻ còn quá nhỏ, các bộ phận trong cơ thể như cơ vòng bàng quang hay cơ vòng hậu môn chưa phát triển hoàn thiện. Đây cũng là lý do khiến trẻ phải vặn mình, hoặc rặn hết cỡ nhằm điều chỉnh các bộ phận trên hoạt động theo ý muốn của mình.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể theo dõi tình trạng bé gồng mình do nguyên nhân bị quấn chăn hay trang phục bé đang mặc quá chật, bó sát tạo cảm giác khó chịu.
Mặc dù vậy, ba mẹ cũng không nên lơ là vì trẻ sơ sinh hay rặn gồng mình đỏ mặt cũng có thể là biểu hiện của việc trẻ đang gặp phải các vấn đề khó chịu trong cơ thể, do đó bạn cần quan sát thật kỹ bé trong một khoảng thời gian nhất định. Giấc ngủ của trẻ có thể không ngon do nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh, chói sáng hay tiếng ồn cũng làm cho trẻ dễ cựa quậy, vặn mình hay rặn đỏ mặt.
Nếu con bạn rặn đỏ mặt kèm theo các triệu chứng như khó ngủ, quấy khóc, không chịu bú và cân nặng không tăng thì có thể trẻ đang bị thiếu các dưỡng chất như: vitamin D, canxi,...
Ngoài ra, mẹ cần lưu ý đến việc trẻ dễ bị giật mình với tiếng động, thở khò khè, nôn, đó thường là triệu chứng khởi phát của các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, viêm đường hô hấp thậm chí là các liên quan đến thần kinh.
2. Trẻ sơ sinh rặn nhiều có sao không?
Chỉ khi biểu hiện rặn nhiều đỏ mặt đi kèm với nhiều dấu hiệu nguy hiểm sau đây thì ba mẹ mới phải cẩn thận lưu ý trẻ:
- Trong lúc đang ngủ say bé có triệu chứng vặn mình, rặn đỏ mặt kèm theo các dấu hiệu khó ngủ hoặc ngủ ít, ngủ giật mình vào ban đêm, đổ mồ hôi trộm, khó tăng cân trong 3 tháng đầu thì rất có thể con bạn đang thiếu hụt vitamin D.
- Nếu gồng mình hay vặn người xuất phát từ nguyên nhân trẻ bị thiếu canxi máu thì thường bắt gặp nhiều ở những bé sinh non, hấp thu dinh dưỡng kém. Các trẻ này sẽ có biểu hiện dễ bị kích thích với tiếng động, hay nôn ói, thở khò khè,…
- Trẻ bị dị ứng với sữa công thức hoặc thức ăn, chúng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến cơ thể bé khó chịu. Bên cạnh đó, việc mẹ ăn các loại thực phẩm không tốt cũng làm cho chất lượng sữa bị thay đổi.
- Ngoài ra còn có một số loại bệnh lý khác như: trào ngược thức ăn từ dạ dày, viêm đường hô hấp, bệnh lý ở da, côn trùng cắn hoặc nguy hiểm hơn là các bệnh lý về thần kinh.
- Giấc ngủ ngắn, ngủ ít khiến cho con bạn luôn trong tình trạng thiếu ngủ, làm cho bé hay bị vặn mình liên tục và dễ thức giấc sớm.
- Có thể não bộ của trẻ bị tổn thương do các nguyên nhân như mọc răng, hay mới được tiêm phòng dẫn dẫn đến sốt, điều này dễ làm ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ.
3. Khi trẻ sơ sinh rặn đỏ mặt thì ba mẹ nên làm gì?
Để khắc phục tình trạng khó chịu này ở trẻ, các mẹ có thể thực hiện theo các biện pháp được gợi ý dưới đây:
+ Vỗ về giấc ngủ ngon cho trẻ
- Hoạt động hằng ngày của trẻ sơ sinh chủ yếu là ngủ và bú. Do đó, nếu một trong 2 yếu tố trên bị ảnh hưởng thì trẻ rất dễ khó chịu. Đó chính là nguyên nhân khi trẻ rặn đỏ mặt hoặc vặn mình thì mẹ nên dỗ dành, vuốt ve hoặc hát ru để bé nhanh chóng qua mau cảm giác này.
- Bạn có thể tìm cách để con mình dễ dàng đi vào giấc ngủ nhất. Nên hạn chế để bé ngủ ở những không gian quá sáng hoặc quá ồn ào sẽ làm cho trẻ bị chói mắt. Ngoài ra, hãy thường xuyên kiểm tra tã để chắc chắn rằng giấc ngủ của trẻ không bị làm phiền.
+ Cung cấp vitamin D cho trẻ bằng việc tắm nắng
- Tắm nắng thường xuyên cho trẻ là thói quen rất cần thiết để giúp cung cấp vitamin D, canxi cho xương chắc khỏe và giúp bé phát triển tốt hơn. Mẹ có thể cho bé ra ngoài để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mỗi ngày 30 phút vào khung giờ 6-8 giờ sáng hoặc sau 5 giờ chiều.
- Hạn chế cho bé ra ngoài ánh nắng trong thời gian từ 9 giờ sáng - 4 giờ chiều bởi tia cực tím sẽ tổn thương đến làn da non nớt của trẻ sơ sinh.
- Bên cạnh đó, với những trẻ trên 3 tháng, mẹ có thể massage nhẹ nhàng vùng bụng, lưng, tay, chân để giảm sự khó chịu cho bé. Nên cho con mặc trang phục thoải mái, không quấn chăn quá chặt.
- Ngoài ra có một cách khác là dời sự chú ý của bé bằng việc cho con chơi đồ chơi, trò chuyện cùng bé cũng giúp giảm cảm giác khó chịu dẫn tới rặn đỏ mặt ở trẻ sơ sinh.
- Tuy nhiên, nếu quan sát một thời gian dài thấy tình trạng vẫn tiếp diễn với các triệu chứng bất thường ngày càng tăng nặng thì tốt nhất ba mẹ nên đem trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh cũng như có hướng khắc phục sớm.
>>> Xem thêm:
- Giải đáp: Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả
- Trẻ sơ sinh cần bổ sung vitamin gì và những lưu ý cần nắm
+ Chọn loại bỉm/tã êm ái để giấc ngủ của trẻ ngon hơn
Một trong số những lý do làm cho trẻ sơ sinh hay rặn đỏ mặt có thể là do bỉm/ tã bị ướt hoặc quần áo bé mặc không thoải mái.
Vì thế, mẹ có thể chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát với chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt. Nệm và chăn gối của con bạn cũng cần dùng loại có chất liệu tốt, sạch sẽ và không nên để vương mùi nước tiểu dễ gây cảm giác khó chịu cho trẻ.
+ Chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ
- Nếu con bạn bú sữa mẹ bị nôn, ói thường xuyên thì nên thay đổi tư thế bú, cử bú, không cho bé bú trong lúc đang ngủ. Trẻ nhỏ hấp thu dinh dưỡng rất kém, vì thế mẹ không cho bé bú quá nhiều trong 1 lần mà nên chia ra từng bữa nhỏ, cách nhau từ 2-3 giờ.
- Ngoài ra, một vài trường hợp trẻ bú không đủ no, bị đói cũng dẫn tới tình trạng cựa quậy, hay rặn đỏ mặt nên mẹ cũng cần xem xét cho bé bú đủ.
- Chế độ dinh dưỡng của người mẹ cũng cần được chú ý để không truyền sang sữa các hoạt chất khiến bé tiêu chảy hoặc táo bón, dẫn tới tình trạng rặn đỏ mặt thường xuyên.
- Nếu con bạn đang bú sữa công thức hoặc đã ăn dặm thì nên chọn các loại sữa phù hợp để tránh làm cho vùng bụng của bé bị khó chịu. Hãy bổ sung vào một chút rau xanh để trẻ dễ tiêu hóa hơn và nhớ là nghiền nhuyễn.
Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây, hy vọng các mẹ đã biết được lý do tại sao trẻ sơ sinh rặn nhiều đến đỏ mặt cũng như tìm ra phương pháp xử lý khi con trẻ không may xuất hiện dấu hiệu này để chăm sóc và nuôi dưỡng bé phát triển, khỏe mạnh.